Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

IELTS Speaking và những điều cần lưu ý

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Ngay khi nhận được chủ đề, hãy nhớ gạch chân key words để biết đươc trọng tâm và xác định thì của động từ nhé.

 
Tiếp theo, liệt kê một cách ngắn gọn các ý chính mà các đồng chí định nói. Các đồng chí phải nhanh chóng huy động lượng từ vựng của mình cho chủ đề nữa đấy. Mỗi chủ đề đều đưa ra gợi ý nhưng cũng không nhất thiết phải kể tất cả. Hãy nêu ý nghĩa hoặc giải thích chủ đề đang được nói đến, phần giới thiệu hoặc mô tả chỉ cần gói gọn trong 1 đến 2 câu là ổn.
 
Thông thường trong part 2, người ta sẽ yêu cầu các đồng chí miêu tả người, đồ vật hoặc thói quen hay những trải nghiệm mà các đồng chí đã có. Với mỗi câu hỏi thường cue card sẽ đưa ra 4 câu hỏi nhỏ để tạo thành dàn ý cho phần nói của đồng chí. Do chỉ mang tính chất gợi ý nên các đồng chí cũng không bắt buộc phải trả lời đủ và chính xác đúng 4 câu hỏi nhỏ đó, nhưng lời khuyên là đi theo dàn ý cho sẵn sẽ dễ dàng hơn cho chính các thí sinh.
Từ 4 câu hỏi gợi ý này, các đồng chí hãy kẻ 2 đường chia giấy thi của mình thành 4 ô và sẽ triển khai ý vào 4 ô đó:
 
IELTS Speaking và những điều cần lưu ý phần 2
 
Đối với câu hỏi miêu tả người, các đồng chí có thể bắt gặp một số câu hỏi sau: “describe a famous person”, “describe a character from a film/ TV program/story”, “ someone you know who speaks another language”… hay chỉ đơn giản là “describe a family member who you like”.
Sau đây tớ sẽ lấy ví dụ điển hình cho môt số câu hỏi nhé.
Đầu tiên, với câu hỏi “describe a character  from a film/TV/story ”, các đồng chí sẽ có những gợi ý đại loại như:
IELTS Speaking và những điều cần lưu ý phần 2 1-          Who the character is
-          When you first saw or heard this story/ film/ program
-          What kind of person this character is
-          Why you like this character
Thoạt nhìn thì câu hỏi có vẻ không khó đúng không? Tuy nhiên, cái khó là các đồng chí phải sắp xếp ý như thế nào để bài nói của mình có trật tự, rõ ràng, dễ hiểu. Đây là lúc dùng đến dàn ý cho sẵn như đề cập bên trên.
 
Tiếp theo là một số dạng câu hỏi về đồ vật.
Khi mô tả về một đồ vật, mình sẽ có kha khá các câu hỏi như:
-          What is the object?/ What does it look like?
-          What do you use it for?/ How often do you use it?
-          Why is it useful?/ How would your life be harder without it?/ Why would you like to own it?
-          Where/ when did you buy it?/ Who bought it for you?/ How do you feel when you receive it?
-          How/ why did you make it ( something you made for yourself)?
-          Is it easy to find? ( a handicraft)
Một số từ vựng hữu dụng trong trường hợp này là: round, square, oval, triangle, multi-purpose, indispensable, high-speed, luxurious, handy/ useful, fragile, pricey… hay cấu trúc: valuable to sb (đáng giá đối với ai), make use of (tận dụng), to be of great personal value (mang giá trị cá nhân to lớn),…
 
Một dạng câu hỏi nữa cũng rất dễ bị bắt phải là kể về “experiences”. Đó có thể là “a happy event”, “ the best holiday you have been on”, “a party you have been to”, “an event that changed your life”,…. Những câu hỏi kiểu này sẽ không phải là vấn đề đối với các đồng chí đã có sự chuẩn bị hoặc đã từng trải qua. Tuy nhiên, phải làm thế nào đối với những sự kiện chưa hề diễn ra đối với mình?
 
Ví dụ, nếu bốc phải câu hỏi “describe a luxurious restaurant you have been to” trong khi các đồng chí chưa bao giờ ăn ở nhà hàng, huống chi lại là nhà hàng sang trọng, lúc đó “hãy để trí tưởng tượng bay xa” nhá. Các đồng chí có hẳn 1 phút chuẩn bị và 2 phút thể hiện cơ mà. LOL.Giám khảo không quan tâm đến việc các đồng chí có đến đó thật hay không mà chỉ chú ý đến cách các đồng chí nói về nó như thế nào thôi. Ngoài ra, nếu các đồng chí muốn thành thật với giám khảo thì cũng không có vấn đề gì hết, nhưng đừng nói là muốn đổi câu hỏi, mà đơn giản là thú nhận “I’ve never been to a fancy restaurant, but my friend used to describe her meal at a five-star restaurant. Blah, blah, blah” . Tiếp đó thì các đồng chí cứ việc mô tả nhà hàng mà người bạn đó vào thôi. Chính vì thế, có thể coi part 2 là phần “ảo” và có tính “ hên- xui” nhất trong cả 3 part của IELTS Speaking Cố gắng huy động từ vựng và các cấu trúc cần thiết để phục vụ cho quá trình “tưởng tượng” của mình nhé.
 
Speaking part 2
 
Luôn nhớ là phải nói với tốc độ vừa phải, ĐÚNG và ĐỦ những gì đề bài yêu cầu, và tiếp tục nói cho đến khi giám khảo yêu cầu các đồng chí “ tạm dừng chương trình phát thanh” nhé.
Các đồng chí có nhớ được các tips tớ vừa đưa ra không? Cùng xem lại nhé!

Tips and Tricks

- Gạch chân keywords và xác định thời ngay khi nhận được đề bài
– Liệt kê ngắn gọn các ý chính sẽ nói. Phần giới thiệu đầu chỉ cần nói trong 1-2 câu, còn lại tập trung vào việc giải thích và nêu ý nghĩa theo yêu cầu của đề
- Gợi ý trong đề chính là dàn ý. Hãy bám sát vào những gợi ý này. Tuy nhiên, không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ chúng.
– Hãy tưởng tượng và tự tạo ra cho mình một câu chuyện khi các đồng chí chưa từng có cơ hội trải nghiệm.
- Kiểm soát tốc độ bài nói, nói đúng trọng tâm và đủ ý.

 
– Tự trang bị lượng từ vựng cần thiết và tập luyện ở nhà. Luôn nhớ là không nên học thuộc câu trả lời. 
Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét