Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

MỘT SỐ LỜI KHUYÊN KHI THI IELTS

Tham khảo một số bài liên quan: 

Làm sao để “Paraphrasing” trong IELTS – Writing Task 1?



Phần thi Nghe
Phần thi này có 4 bài nghe và 40 câu hỏi. Bạn cần tập trung cao độ trong phần thi này, Bạn cần chuẩn bị bằng cách học để hiểu các dạng câu hỏi khác nhau và phát triển các chiến lược làm bài.
Các tình huống trong bài nghe thường liên quan tới các mặt của đời sống sinh viên ở Vương quốc Anh, có thể là một bữa tiệc sinh viên hoặc ngày đầu tiên tới trường. Thỉnh thoảng cũng có các trích đoạn ngắn từ các bài giảng hoặc hội thoại về nơi ăn chốn ở hoặc một chuyến thăm viện bảo tàng vào cuối tuần. Nếu bạn làm quen dần thì bạn sẽ tích lũy được vốn từ vựng liên quan đến các chủ đề này.
Không giống với nhiều bài thi nghe khác, bạn chỉ được nghe duy nhất có một lần. Lý do là vì ngoài đời bạn chỉ có cơ hội nghe một lần để nắm bắt được ý chính. Nếu bạn đang ở một nhà ga thì họ chỉ thông báo tàu trễ đúng một lần. Nếu bạn đang nghe giảng hoặc đang tham dự một cuộc hội thảo, người nói hiếm khi nhắc lại. Phần thi nghe sẽ đánh giá khả năng xử lý thực tế nghe của bạn. Hãy chuẩn bị và tiên đoán hết sức mình trước khi băng chạy. Đến khi phát băng, lúc đó bạn sẽ chỉ phải nghe để khẳng định phần lớn các câu trả lời của mình.
Trong khi nghe, bạn không nên cố gắng ghi lại hết mọi thứ nghe được – vì như vậy bạn có thể sẽ bỏ qua những chi tiết quan trọng. Thử nghe và phát hiện những từ được nhấn mạnh. Hãy cố gắng bình tĩnh nếu bạn không nhận ra một số từ lạ.
Sau khi nghe tất cả các phần, bạn có 10 phút để chuyển câu trả lời từ cuốn đề bài sang giấy làm bài. Bạn nên nhớ làm việc này thật cẩn thận. Rất dễ mắc các lỗi cơ bản trong quá trình này và dẫn tới mất điểm. Nếu bạn không chắc chắn về từ nghe được, hãy thử đoán xem. Biết đâu bạn lại được điểm.
- Đọc và làm theo hướng dẫn: kiểm tra số từ đuợc phép dùng để trả lời
- Ghi nhớ những điều đơn giản sau: chính tả rất quan trọng, cũng như các hiện tượng ngữ pháp đơn giản như chia đúng động từ và thêm số nhiều.
- Đoán trước đoạn bạn sắp nghe: xem qua từ vựng trong câu hỏi và nghĩ tới các từ hoặc ngữ liên quan. Xét cả tới các từ trái nghĩa và khả năng đoạn băng muốn bẫy bạn bằng cách chỉ sử vụng một vài hay toàn bộ câu trả lời.
- Gạch dưới các từ khóa và dùng chúng để giúp bạn bắt kịp bài nghe vì dưới áp lực thi cử bạn rất dễ bị nghe hụt.
- Xác định thông tin bạn cần phải nghe: đọc kỹ câu hỏi. Xem các tranh minh họa và các câu hỏi trắc nghiệm để tìm ra sự giống và khác nhau. Nghiên cứu các phần điền vào chỗ trống và thử nghĩ xem nghĩa và loại của từ còn trống là gì.
Phần thi Đọc
Phần thi này có 3 đoạn văn và khoảng 40 câu hỏi. Bài thi kéo dài một giờ nên bạn không có đủ thời gian để mà lo lắng. Bạn cần chuẩn bị cho phần này bằng cách học để biết các dạng câu hỏi khác nhau và cả bằng cách phát triển các chiến thuật. Bạn cần cố gắng trả lời các câu hỏi khi đọc càng ít càng tốt.
Các bài khóa thường rất dài và nhiều chữ. Chúng thuộc nhiều chủ đề từ các vấn đề khoa học phức tạp cho đến các bài xã luận về tâm lý học và môi trường. Trong bài có thể có rất nhiều từ phức tạp mà bạn chưa biết.
Giống như các kỳ thi khác, bài thi này nhằm kiểm tra các kỹ năng mà bạn sẽ cần trong thế giới thực. Nếu bạn đi du học ở bậc đại học, bạn sẽ phải đến thư viện và nghiên cứu để tìm kiếm các tài liệu phù hợp với ngành học của mình. Phần thi đọc đánh giá khả năng chắt lọc thông tin cụ thể từ các bài khóa của bạn cũng như việc bạn hiểu được đại ý của chúng.
Bạn cần bắt đầu xây dựng vốn từ vựng của mình vì bạn sẽ cần vốn từ rất rộng trong bài thi này. Việc tích lũy các tập hợp từ và cách dùng chúng là rất quan trọng. Trong cả phần thi nghe và đọc, bạn đều cần tới khả năng tiên đoán các từ liên quan và xử lý các từ bạn chưa biết.
- Đọc và làm theo hướng dẫn: kiểm tra số từ được phép dùng cho mỗi câu trả lời. Xác định loại thông tin bạn cần.
- Nên nhớ một số điều cơ bản: chính tả rất quan trọng cũng như độ chính xác khi chép phần trả lời có trong bài sang tờ bài làm.
- Đoán trước bạn sẽ đọc gì: xem các từ vựng của câu hỏi một cách cẩn thận. Thử nghĩ tới các từ đồng nghĩa khác, và cả các từ trái nghĩa..
- Phát triển các chiến lược cho từng loại câu hỏi: việc thử đoán các câu trả lời và liên hệ các câu trả lời này với câu hỏi là rất quan trọng. Việc này không dễ và cần luyện tập nhiều để có thể tự tin khi làm điều này.
Câu hỏi trắc nghiệm
Nghiên cứu kỹ các câu trả lời để tìm ra các đặc điểm chung và các điểm khác nhau. Dùng cách hiểu đơn giản để loại trừ một số câu trả lời. Gạch duới các từ khóa để tiết kiệm thời gian khi đọc kỹ đoạn văn.
Điền vào chỗ trống
Đọc đoạn văn có chỗ trống cẩn thận và nghĩ tới các từ với ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp thích hợp để điền vào các khoảng trống. Ghi lại ý tưởng của bạn để khi đọc bài khóa bạn sẽ khẳng định được mình đã điền đúng phần lớn các chỗ trống.
Tìm đầu đề thích hợp cho các đoạn văn
Đọc các đầu đề trước. Sau đó đọc đoạn thứ nhất và chọn đầu đề bạn thấy phù hợp nhất. Bạn không cần phải đọc cả đoạn. Thường thì câu đầu tiên là “câu chủ đề” tóm tắt ý của cả đoạn. Thỉnh thoảng câu chủ đề không phải là câu thứ nhất nên bạn cần đọc tiếp. Khi bạn tìm được đầu đề cho một đoạn, nên xem lại các đầu đề còn lại trước khi đọc tiếp đoạn hai.
Câu hỏi Đúng / Sai / Không có trong bài
Hãy cẩn thận với các câu có hai phần được nối với nhau bằng các từ “trừ phi” hoặc “bởi vì”. Thường thì mỗi phần riêng rẽ của câu có thể đúng hoặc sai nhưng cả câu thì nghĩa lại khác. Cẩn thận với các câu sử dụng các từ như “tất cả” hoặc “luôn luôn”: ý trong bài đọc thường không khẳng định chắc chắn đến thế.
Phần thi Viết
Có hai bài viết trong phần thi Viết và bạn phải hoàn thành trong vòng 1 tiếng. Trong khoảng thời gian này, bạn cần dựng dàn bài, viết và kiểm tra lại. 
Việc tính toán thời gian là rất quan trọng. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc lập dàn ý và giảm bớt thời gian dành cho việc viết và soát lại. Nếu chuẩn bị tốt, bạn sẽ có thể viết rất nhanh mà không phải dừng lại để nghĩ và sẽ có ít lỗi phải sửa hơn.
Việc đếm từ cũng rất quan trọng. Bạn cần viết ít nhất 150 từ cho Bài 1 và 250 từ cho Bài 2. Bạn sẽ bị trừ điểm nếu viết ít hơn số từ yêu cầu. Nếu bạn viết quá dài, giám khảo sẽ không chấm hết cả bài của bạn. Như vậy bạn sẽ mất quá nhiều thời gian để viết mà không dành đủ thời gian để lập dàn ý. Chất lượng bài viết của bạn do đó sẽ chịu ảnh hưởng vì có thể bạn viết  lạc đề và bạn sẽ có ít thời gian để soát lại bài cuối giờ hơn. Thêm nữa, điều này liên hệ với thực tế đời sống học tập vì ở trường đại học bạn cần viết đủ số từ quy định cho luận văn của mình và bạn cần kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng bạn không viết quá dài hoặc quá ngắn.
Việc lập dàn ý là cực kỳ cần thiết. Đọc kỹ đề và gạch dưới các từ khóa. Các từ này giúp bạn xác định chính xác đề yêu cầu bạn viết về để tài gì. Nếu bạn lập dàn bài cẩn thận thì bạn sẽ tránh bị lặp ý trong khi viết.
Một vài gợi ý cho Bài 1
Phần này có thể rất khó vì có vài biểu đồ hoặc đồ thị. Bạn cần tư duy nhanh để có thể giải thích được xu hướng nêu trong đồ thị cũng như sử dụng được lượng từ vựng và cấu trúc đa dạng.
- Nếu bạn viết phần mở bài, bạn không được lặp lại y nguyên đề. Người chấm sẽ bỏ qua loại thông tin này.
- Việc chứng tỏ rằng bạn hiểu chức năng của từng đoạn văn là rất quan trọng. Vì thế bạn nên cố gắng tìm một cách thích hợp để chia câu trả lời của mình ra thành ít nhất hai đoạn.
- Nếu trong đề thi có nhiều hơn một đồ thị hoặc biểu đồ, bạn nên kiểm tra cẩn thận xem mình nên mô tả chúng chung hay riêng. Bạn có thể sẽ phải so sánh chúng, nhưng thường thì các đồ thị/biểu đồ cung cấp các thông tin khác nhau nên bạn nên miêu tả chúng riêng rẽ.
- Không nên giả định các thông tin không có trong sơ đồ/biểu đồ. Không nên thử diễn giải thông tin bằng kiến thức chung của bạn.
Một vài gợi ý cho Bài 2
Phần này quen thuộc và gần gũi hơn, nhưng bạn phải đọc và phân tích đề. Các chủ đề bao gồm từ việc ùn tắc giao thông trong thành phố tời các ý kiến về du lịch và người tàn tật. Bạn cần đưa ý kiến của mình và nêu lý do tại sao bạn chọn ý kiến này, hoặc đưa ra các khuyến nghị và cách giải quyết vấn đề. Bạn cần viết phần mở bài, chia đoạn rõ ràng và viết kết luận.
- Bạn phải chắc chắn rằng mình trả lời đúng yêu cầu của đề. Tức là bạn phải trả lời đúng câu hỏi bằng cách đưa ra các giải pháp cho một vấn đề hoặc chứng minh rằng bạn đồng ý đến mức nào với một vấn đề nào đó. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần hiểu nội dung câu hỏi và đưa ra câu trả lời thích hợp.
- Ý kiến của bạn phải rõ ràng ngay từ phần mở bài và phải được chứng minh trong phần thân bài.
- Các ý trong đoạn của bạn phải được giải thích và lập luận bằng các ví dụ
- Bạn cần dành ra một chút thời gian cuối giờ để soát lại bài và kiểm tra các lỗi ngữ pháp thông thường. Các lỗi này có thể tạo ra ấn tượng xấu với người chấm thi.
Phần thi Nói
Phần thi nói hay phần phỏng vấn có thể được mô tả là phần dễ nhất của kỳ thi IELTS. Khác với nhiều kỳ thi khác, chỉ có bạn và giám khảo hỏi thi. Bài thi được thiết kế nhằm tạo cơ hội để bạn nói tiếng Anh. Các chủ đề thường liên quan đến bạn và các ý kiến của bạn.
Phần phỏng vấn kéo dài khoảng 12 phút và có 3 phần. 
- Phần đầu tiên:  bạn được hỏi một số câu chung chung về bản thân, gia đình và công việc của bạn.
- Phần thứ hai: bạn nói ngắn gọn về một chủ đề, ví dụ như thầy/cô giáo mà bạn quý, một lễ hội quan trọng hoặc một ngày tuyệt vời trong cuộc đời bạn.
- Phần cuối cùng: dành cho thảo luận ngắn về một chủ đề liên quan. Ví dụ, nếu bạn vừa trình bày về các lễ hội, giám khảo sẽ hỏi bạn về tầm quan trọng của các lễ hội trong cuộc sống hiện đại và thái độ đối với chúng thời ông bà bạn. Bạn có thể được hỏi xem bạn có nghĩ rằng các truyền thống đang dần mất đi trong thế giới hiện đại hay không.

Một vài gợi ý cho phần thi Nói:
Lời khuyên duy nhất là hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt và cố hết sức mình! Bài thi nói của bạn dựa trên độ chính xác, trôi chảy, lượng từ vựng, phát âm và cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
Phần thi này được thiết kế sao cho càng đi sâu thì càng khó. Các giai đoạn đầu giúp bạn bình tĩnh và thư giãn trước khi có cơ hội thể hiện vốn ngôn ngữ của mình.
- Không nên nói kiểu học thuộc lòng ở phần đầu. Giám khảo sẽ nhận biết được điều này và sẽ chuyển sang chủ đề khác.
- Cố gắng không chỉ trả lời Có/Không mà nên thêm vào một số chi tiết.
- Sử dụng một phút chuẩn bị để ghi lại các ý bạn định nói. Bạn có thể nhìn vào những gì mình ghi và dùng các ý này để trình bày.
- Phần thuyết trình giúp bạn có cơ hội thể hiện một loạt các thì bạn có thể sử dụng và cả một vài từ thú vị.
- Ở phần cuối, bạn cũng có cơ hội chứng tỏ các kỹ năng nói của mình. Bạn cần trả lời đầy đủ và trôi chảy các câu hỏi hết mức có thể và đưa ra các lý do biện chứng cho ý kiến của bạn.
- Nếu bạn nói sai và nhận ra rằng mình sai, nên tự sửa lại – đây là điều mà những người bản ngữ làm!

Cách phát âm và ngữ điệu rất quan trọng trong kỳ thi này. Nói chung, bạn có thể phạm lỗi ngữ pháp mà mọi người vẫn hiểu được bạn nhưng nếu bạn không phát âm rõ ràng thì bạn khó mà giao tiếp được. Nếu bạn nói không có ngữ điệu và nghe có vẻ thờ ơ thì người nghe bạn nói sẽ nghĩ là bạn thực sự không quan tâm đến câu chuyện!!

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI WRITING TASK 2 - A TO Z

Topic: People nowadays work hard to buy more things. This has made our lives generally more comfortable but many traditional values and customs have been lost and this is a pity.
To what extent do you agree or disagree?
You should write at least 250 words.
[Đề này lấy từ quyển CAMBRIDGE INSTANT IELTS, trang 95]

I. INTRODUCTION: Phần mở bài, nên có:
1. Topic sentence(s): viết lại y của đề bài. Nhưng quan trọng là không copy y chang từ của đề, mà phải ‘biến tấu’ sao cho khác đi 1 chút: ví dụ: dùng từ đồng nghĩa, hoặc đổi sang cấu trúc khác (chủ động ó bị động). Tóm lại, dùng từ, cấu trúc sao cho khác với đề bài (mà vẫn giữ nguyên nội dung nhé là được. Vì nếu dùng lại y chang những từ trong đề thì giám khảo sẽ trừ những từ đó ra, trong tổng số từ của bài essay mình viết được, và như thế, có khi mình lại không đủ từ.

Trong phần introduction này, nên sử dụng câu ‘It is argued that..’ 

2. Purpose of the essay: Nên sử dụng 1 trong 2 câu sau đây làm cầu nối cho mở bài và thân bài:a. This essay will examine / analyse the issue in detail.b. This essay will take a closer look at the issue.

=> Xem thử phần INTRODUCTION mẫu này nhé:         
In our contemporary life, people are trying to earn as much money as they can to buy more things. It is argued that these things have created a chance for people to have a comfortable life. However, it is unfortunate that many traditional values and customs have also been lost on the way. This essay will take a closer look at the issue. (63 words)

II. BODY:
Phần body nên chia làm 2 đoạn. Ví dụ, theo đề này, mình chia body thành 2 đoạn:
a. 1 đọan nói về traditional values
b. 1 đoạn nói về customs.

Đa số ở những đề khác, mình chia làm 2 đoạn :
a. 1 đoạn nói về ONE SIDE OF THE ARGUMENT (Ví dụ: cái lợi khi đi xe búyt)
b. 1 đoạn nói về THE OTHER SIDE OF THE ARGUMENT (Ví dụ: bất tiện khi đi xe búyt)
Trong mỗi đoạn, mình phải cho ví dụ để support y minh muốn nói. Nên dùng những từ như: Firstly, in addition, also, moreover, further more / However, on the other hand, in contrast…

ð Xem thử phần BODY mẫu của bài này nhé:
There are some traditional values which are in danger of being lost. One of them is the bond of the family. People in a family nowadays do not spend time having lunch or dinner together. Most of the time is spent on working and studying in order to acquire some social status. A delicious meal with the whole family is being replaced by fast food, and hardly does every body in a family have enough time to listen to each other. (81 words)
Some customs are also being lost because the majority of the young generation have been focusing on lastest things. Music is a good example of this. while the elder like listening to Cai Luong, the younger want to listen to pop, rock music. Some of the adolescents even do not have any knowledge of Cai Luong. What this will lead to is that Cai Luong will naturally not exist in the future. (71 words)

III. CONCLUSION:
Nên dùng những từ sau: In conclusion / In summary / To sum up / Over all
ð     Xem thử phần CONCLUSION của bài này:
In conclusion, if the subject like ‘the value of protecting the cultural identities’ is taught at both school and family, it will affect the young generation and we still can have a comfortable life without losing any thing. (38 words)

Mình post lại nguyên bài này để bạn xem cho dễ nhé:

In our contemporary life, people are trying to earn as much money as they can to buy more things. It is argued that these things have created a chance for people to have a comfortable life. However, it is unfortunate that many traditional values and customs have also been lost on the way. This essay will take a closer look at the issue. (63 words)

There are some traditional values which are in danger of being lost. One of them is the bond of the family. People in a family nowadays do not spend time having lunch or dinner together. Most of the time is spent on working and studying in order to acquiresome social status. A delicious meal with the whole family is being replaced by fast food, and hardly does every body in a family have enough time to listen to each other. (81 words)
Some customs are also being lost because the majority of the young generation have been focusing on lastest things. Music is a good example of this. while the elder like listening to Cai Luong, the younger want to listen to pop, rock music. Some of the adolescentseven do not have any knowledge of Cai Luong. What this will lead to is that Cai Luong will naturally not exist in the future. (71 words)

In conclusion, if the subject like ‘the value of protecting the cultural identities’ is taught at both school and family, it will affect the young generation and we still can have a comfortable life without losing any thing. (38 words)
TOTAL: 253 words.
Marks: 7

Như vậy, bài này có đủ:
1.     Relative Clause
2.     Passive
3.     If
4.     Emphatic sentence
5.     IELTS words

Đặc biệt : do not / is not.. hẳn hoi, không được viết tắt : don’t / isn’t..

Kinh nghiệm HỌC + LUYỆN + THI IELTS (3 giai đoạn)

Tham khảo các bài liên quan: 
Bí quyết luyện thi IELTS

Khóa học IELTS cấp tốc (6.5 - 7.0)

IELTS Essay, topic: Environmental problems

Introduction :v
Như một thói quen, mỗi khi thi xong là mình lại viết note. Thứ nhất là để chia sẻ kinh nghiệp cho người đến sau, thứ hai là để lưu lại những khoảng khắc đáng nhớ và cuối cùng là để dành lỡ mai mốt mình cần dùng tới :v
Trong bài viết này, mình xin kể chuyện dông dài về quá trình học IELTS của mình, kế đến là kinh nghiệm luyện thi và những gì đúc kết sau khi làm 1 real test. Vì vậy, nếu bạn nào muốn tập trung chuyên môn có thể đi thẳng vào phần 2 và 3 hay các mục bạn quan tâm, không cần đọc hết chi cho mất thời gian :v

1. Quá trình HỌC IELTS
Mình bắt đầu làm quen với bé IELTS từ năm 2 ĐH, đến h ra trường cũng 2 năm rồi. Hồi đó mình học lớp cô Captain Bear. Qua lớp của cô, mình được làm chỉ dẫn khá nhiều những tips hữu ích cũng như được cô “kèm cặp” bằng bộ luật hình sự của mình. Chính nhờ sự nghiêm khắc nhưng cũng không kém phần hiệu quả của cô mà mình có được cái nhìn bao quát về IELTS. Mình học cô được 3 tháng rồi bỏ dở vì cảm thấy không phù hợp lắm. Phương pháp của cô là học thuộc lòng. Mình lại thuộc dạng não ngắn nên không thể nhớ được bài lâu nên đành phải nghỉ. Mình nghĩ lớp của cô sẽ phù hợp với các bạn target 6.0 và chưa có căn bản nhiều, cần phải học thuộc lòng để nắm bài mẫu (tuy nhiên chưa có căn bản mà học cả bài dài cũng đuối lắm nha :v)
Đến năm 3 mình có đi học lại mình cảm thấy lục nghề, nhưng cảm thấy hông còn phù hợp nữa nên quyết định nghỉ hẳn. Cuối năm mình thi thử ở Isee và được 6.5 (trong đó L6, R8, W và S 5.5) nói chung khá là thảm họa và mình cảm nhận được thảm cảnh áp lực phòng thi đè nặng đến thế nào.
Kì 2 năm 4, mình tình cờ đọc được 1 thông báo tuyển mem cho lớp Free IELTS 1 của VIC. Quả thực đối với những đứa nhà nghèo đẹp trai học không giỏi thích đồ chùa như mình thì đây thực sự là 1 cơ hội vàng. Thế là mình nhanh tay đăng ký, đi thi tuyển và may mắn vượt qua gần 80 thí sinh để lọt vào lớp :3 Qua hơn 2 tháng học tập với các thành viên ưu tú của lớp, được sự chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô ở Global Manpower, Sư phụ Luân, lớp Cử nhân Tài năng Ngữ Văn Anh ĐHKHXHNV, a Trường Phan và Tú Quỳnh tỷ tỷ suốt ngày lo lắng cho lớp, mình đã tích lũy được kha khá những kĩ năng cũng như biết thêm 1 số tài liệu luyện thi hay. Lớp toàn những người ưu tú không (thi vừa rồi cũng 7 hay 7.5 không đó nhé :3) nên mình cũng không dám lười :v Thêm vào đó là chính sách siết chặt tài chính nên mọi người đều rất nghiêm túc trong việc học (dù về sau có lơi là). Đây cũng là lớp học cuối cùng mình tham dự và nghỉ mất xác từ đây.

2. Kinh nghiệm luyện IELTS siêu cấp tốc độ :v
Mình đăng kí thi vào giữa tháng 6, với ngày thi dự kiến vào 24/8, với hi vọng có thể chú tâm ôn bài được trong 2 tháng. Tuy nhiên, chứng nào tật nấy, ăn chơi sa đọa, thần game nhập, thêm vào cái lễ tốt nghiệp làm mình dời kì thi về 7/9. Quá đủ lí do cho “Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm” -_- Trước thi 2 tuần, mình có tập đoc BBC News, nghe BBC Radio và take note từ vựng, collocations cũng như ideas tốt lại để học, nhưng cảm thấy thời gian không đủ để phương pháp này đủ hiệu quả. Mình cũng làm lại những test của Cam 5-7 để ôn lại bài.
Trước thi 1 tuần, mình dốc hết sức làm những test của cuốn Cam 8, 9. Ngày 2 test full, sáng 9-12h (trùng h thi thật), chiều 3h-6h, tối check. Khoảng thời gian 8-9a.m là thời gian mình đọc Writing 4 IELTS của Collins và Write Right của VIC Retype. Tối mình dành thời gian chấm lại các bài của mình theo các tiêu chí của IELTS.
Các bạn nhớ in giấy làm bài mẫu để tập làm cho quen trước, các tài liệu nếu không mua được bản gốc thì nên in ra để tha hồ viết, quẹt, gạch tơi tả trong đó mà đỡ thấy tiếc )

2a. Listening
Còn có vài ngày nữa thi nên mình cũng chả biết nghe gì khác ngoài mấy đề trong cuốn Cam cả. Trong 4 ngày này mình tập trung vào khuyết điểm lớn nhất của mình là Mất tập trung :v Mình hay bị chi phối nên lúc nào cũng sợ 1 phút lơ là mà quay tua cả đoạn. Các bạn nên luyện nghe với headphone, có in-ear càng tốt. Một khi đã vục mặt vô tờ giấy làm bài thì không được ngẩng mặt lên nhìn đời nữa :v
Bên cạnh đó, mình cũng luyện cách trah thủ thời gian vàng ngọc. Vừa mở loa lên là các bạn phải cắm cúi đọc ngay Sec 1 và nếu kịp các bạn có thể hoàn tất Sec 2 với đủ các keywords cần thiết. Các bạn để ý nghe cái Example nhé. Đấy là mốc để bạn quay liền nagy và lập tức lại Sec 1 để làm đấy. Gạch yêu cầu đề trước, gạch keywords có chọn lọc, đừng gạch hết mà rối mắt :3 Sau mỗi Sec sẽ có cỡ mươi giây để check thì phải lập tức phóng qua sec kế để đọc và check keywords rồi. Cứ thế các bạn sẽ đọc kịp hết bài và không bị sót. Các bạn cũng nên phát triển kĩ năng vừa nghe vừa đọc, thứ giúp các bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian trong lúc chờ băng đọc những khúc không cần thiết. Kĩ năng này đòi hỏi các bạn luyện nhiều và có 1 tinh thần thép nhá :v
Với các bạn có chút nền tảng về việc nghe rồi thì mình khuyên các bạn (lời khuyên muôn thuở rồi :v) là coi các Game Show trên Youtube, nghe BBC Radio, và các academic  www.ted.com. Coi Game Show là nhẹ nhất, vui vẻ và relax. BBC Radio thì mình thích Channel 4 vì các chủ đề rộng nên nghe cũng hay. Tuy nhiên 2 hình thức này không có script hay sub. Riêng ted.com có các clip, tuy có thể khó hơn nhưng có clip để các bạn tập quen dần. Trái với những lời khuyên khác, mình mong các bạn luyện nghe 100% từ vì IELTS có những câu lừa rất hiểm, nếu không nghe hết thì không thể chắc mình đúng được.
Bên cạnh đó, các bạn nên tập nghe theo khoảng âm thanh rộng. Đa số các bạn nghe tập trung theo từ được phát ra nên dễ bị loạn dẫn đến trượt dài cả 1 đoạn phía sau. Việc nghe 1 khoảng âm thanh giúp não các bạn có thể ghi lại âm của từ, giúp các bạn có thể hồi tưởng lại những gì não chưa kịp phân tích
Predicting cũng là một kĩ năng quan trọng. Theo mình thì đối với những bạn có kiến thức xã hội rộng, việc đoán chính xác luôn đáp án là hoàn toàn có thể thay vì chỉ đoán được loại từ cần điền. Để phát triển kĩ năng này, Vocabulary for IELTS của Collins có thể giúp bạn kha khá từ vựng lạ. Các bạn cũng nên dựa vào ngữ cảnh mà đoán ra ý nghĩa của từ cần điền. Điều này giúp các bạn tiết kiệm đáng kể thời gian nghe, chỉ cần check đúng sai thay vì viết từ.

2b. Reading
Những gì mình tập được trong kĩ năng này là việc đọc hiểu thay vì quá chú trọng vào việc đọc nhanh. Trước đây mình cứ nghĩ đọc nhanh là tốt. Nhưng nếu sau khi đọc xong mà chả nhớ gì thì thật là tai hại. Việc bạn đối phó với bài thi chỉ có thể giúp bạn có được điểm số tạm thời. Vả lại nếu đề khó, yêu cầu khả năng suy luận và phân tích thì việc đọc hiểu sẽ phát huy tác dụng. Chính vì vậy, các bạn nên đọc từ khóa cho hiểu đề nói về cái gì đã.
Bước đầu là đọc câu hỏi và gạch từ khóa. Các bạn chỉ nên chú trọng vào từ khóa chính, thường 1 câu chỉ có 1,2 từ cần gạch thôi. Gạch nhiều các bạn sẽ khó nhớ và lúc làm xong câu này cũng phải lật coi lại câu hỏi thôi. Việc chọn từ khóa mình nghĩ là theo kinh nghiệm. Càng đọc nhiều thì mình thấy việc lọc từ của mình hiệu quả hơn nên mình chỉ khuyên các bạn đọc tài liệu tiếng Anh nhiều để cải thiện khoản này thôi
Trong Reading IELTS cũng có nhiều dạng bài và các bạn cũng nên luyện tập để biết đâu là dạng tủ của mình để vô thi làm trước, dạng khó làm sau. Cách này giúp bạn có sự bắt đầu tự tin và làm quen đề dễ hơn.
Vì đề Reading không cho thời gian sang đáp án nên các bạn nên sang đáp án sau khi làm được 1 hay 2 sec đầu. Đừng để lúc hết giờ quýnh quáng không sang kịp hay sang bậy là toi đời cái bài Reading đó nhá :v Các bạn có thể sang thẳng đáp án những sẽ mất thời gian sửa nếu các bạn muốn thay đổi đáp án.
Các bạn cũng nên lưu ý một điều là từ khóa thường được paraphrased nhưng cấu trúc ngữ pháp thường được giữ nguyên. Nếu bạn vững ngữ pháp, bạn hoàn toàn có thể loại trừ những đáp án bẫy và lọc được những đáp án đúng. Phần bài điền từ và tìm từ là hai phần phổ biến có thể áp dụng cách này

2c. Writing Task 1
Trong cuốn Write Right, các bạn nên tập trung nhiều vào phần Task 1. Phần này cuốn này hướng dẫn khá chi tiết, từng mẫu câu để điểm cao, các từ vựng thay thế. Bên cạnh đó, các bạn nên lên trang www.ieltsbuddy.com mục Writing Task 1 để down các bài mẫu về. Trang này hướng dẫn khá chi tiết và có cả minh họa cho từng loại Graph Chart và cả Map, Process. Về dạng bài task 1 sẽ có 2 dạng chính là tăng giảm và so sánh. Mỗi dạng các bạn nên đọc bài mẫu và chọn riêng 1 một mẫu câu để làm tủ cho mình.
Trước hết các bạn nên lưu ý giấy làm bài có 10 dòng của mặt đầu và mặt sau các bạn viêt tầm 7 dòng là đủ. Để cho đẹp và tránh sa đà, các bạn nên chia đoạn thành 2-2-6-6 hay 2-2-5-5-5 (tính trung bình 10 words 1 dòng nhé, chữ to nhỏ các bạn tự điều chỉnh). Bằng cách này các bạn có thể tự tin mình viết đủ số từ cần thiết vì thiếu từ là bị từ thảm hại luôn :-s Bên cạnh đó, bố cục của bài nhìn sẽ bắt mắt hơn nữa :v
Để có 1 intro tốt các bạn phải tập viết đúng loại được cho (trend or comparision or mixed), paraphrase đủ hết ý của đề với từ vựng or cấu trúc riêng của mình (noun thành verb or adj, thời gian, địa điểm,…)
Kế đến, các bạn viết ngay 1 Overall. Đây là phần vô cùng quan trọng vì theo 1 cuốn sách (hông nhớ tên), nếu thiếu Overall thì các bạn bị trừ điểm khá nặng. Để tránh thiếu thời gian, các bạn nên viết ngay overall sau intro. Thông thường chỉ 1 câu ngắn gọn thui nhé
Sau nữa là phần Body. Các bạn nên dành 1-2 phút để phân tích thẳng lên trên số liệu được cho để tiện theo dõi. Bằng cách này, các bạn sẽ có đủ ý để viết. Viết ý chính trước, những cái mà có sự thay đổi rõ rệt, nổi trội rồi nếu thiếu từ mới viết thêm mấy cái râu ria cho đủ từ.
Đối với các bạn tự học, bạn nên đọc hết những tài liệu mình nêu, làm ngay những bài trong các cuốn Cam cho từng dạng mà bạn luyện tập. Việc tự chấm bài có thể để hôm sau để các bạn thấy được lỗi của mình dễ hơn. Các bạn đếm xem có bao nhiêu từ bị lặp thì khoanh tròn, bao nhiêu cấu trúc bị lặp thì gạch dưới, rồi từ đó có thể thay được bằng từ hay cấu trúc gì. Nếu tự mình không thay được, các bạn lật các bài mẫu ra là tìm những thứ thay được và ghi bào bằng viết đỏ. Với cách này, các bạn rút kinh nghiệm được khá nhanh. Ban đầu mình sợ Task 1 hơn Task 2 nhưng sau 4 ngày luyện mình thấy Task 1 dễ cải thiện hơn Task 2 (nếu không tính Map và Process nhé :v).

2d. Task 2
Cũng vậy, các bạn làm trên giấy làm bài thi với tỉ lệ paragraph là 3-10-10-3 (với 10 words/line) hoặc 3-7-7-7-3 nếu có nhiều ý cần phân tích. Các bạn cần đọc rõ và gạch key words của đề để tránh lạc đề. Nếu đề kêu viết về teenagers crime mà bạn viết general crime là tạch đó nhá :v
Để chuẩn bị cho task 2 thì mình khuyên các bạn nên quất sạch hết cuốn Writing for IELTS của Collins. Mình thấy cuốn này hướng dẫn khá là chi tiết và bài bản nên không nói thêm nhiều nữa. Các chủ đề bám khá sát với đề thi, từ vựng không quá khó và hầu hết nằm trong collocations hay ideas nên các bạn dễ tách ra học và áp dụng được :3 Mình mới đọc được 6 units đầu thui mà thấy ngộ ra nhiều điều.
Việc practice cũng không thể thiếu. Cách bạn luyện tập và tự chấm theo cách của Task 1 nhé Cách viết của Collins sẽ bao quát cả thứ gọi là Simon Style và Mat Clark Style nên các bạn có thể tự chọn kiểu phù hợp cho mình.

2e. Speaking
Mình không có ôn Speaking, chỉ có ngồi lải nhải như bị tự kỉ thôi :v thích chủ đề gì nói chủ đề nấy. Cấu trúc là Idea, Explain và Example thôi. Phần này mình không luyện nên không cho tips được.

3. Kinh nghiệm rút ra từ kì thi vừa qua
Bên cạnh các tips mình viết trong note trước, các bạn chú ý là hình chụp lúc check in là hình chụp trên bảng điểm luôn, nên các bạn chịu khó tươi tắn lên nhá. Hix, cố gắng tươi mà cái hình như đưa đám vậy -_-

3a. Listening
Phần Listening này mình thấy độ khó ngang với mấy cuốn Cam 8,9. Trong phòng thi các bạn được nghe headphone bluetooth chất lượng tốt nên có thể cảm thấy dễ nghe hơn lúc làm ở nhà nữa. Tuy nhiên các bạn nên bỏ thói quen vò đầu bứt tóc, vì chỉ cần che cái chỗ thu sóng trên headphone là nó rè liền. Hông biết có phải mình lỡ tay thò lên đụng trúng chỗ đó không mà nó rè mất mấy giây đâm ra hoảng loạn tinh thần >.
Trong phần này mình nhớ nhất câu 3 với đáp án là silvery. Hix, nghe là silvering, mà thấy làm gì có từ này, thế là nghĩ thành shivering, hix, không để ý tới dạng tính từ -y của nó ( Toi đời 1 câu. Lưu ý, chỉ 1 câu thôi cũng giúp các bạn tăng thêm 0.5 nên các bạn nhớ suy nghĩ cẩn thận nhá. Có 10 phút để viết đáp án. Các bạn cần viết đáp án thật kĩ, nắn nót. Chỗ nào còn chưa chắc thì ráng suy luận cho logic tí. Đừng để sai uổng Hôm đó còn 5 phút cuối không biết làm gì ngồi rèn chữ nữa mà, kết cục là tang thương vậy đó -_-
Section 4 mình còn nhớ là điền khuyết về siêu thị. Bài này mình thấy từ vựng khá dễ, các bạn có thể đoán đáp án trong lúc đọc và tìm keywords luôn. Cả bài Listening mình đoán trúng 3-4 đáp án, chỉ việc check thôi. Các bạn cũng có thể đoán trước loại từ để bắt đáp án cho dễ.

3b. Reading
Bài Reading theo mình cảm nhận là khó hơn đề Cam 1 chút. Theo lời đồn, các đoạn sẽ không sắp xếp theo trật tự dễ-khó. Tuy nhiên mình vẫn làm đại đoạn 1 trước, cũng dễ, mất tầm 13 phút thôi. Sau đó nhảy qua đoạn 3 vì thấy nó ít từ nhưng cha mẹ ơi, tìm từ muốn lòi mắt luôn -_- Kinh nghiệm xương máu sau vụ này là không nên đo gang để xét độ khó dễ nhé >.
Vì mình làm bài sát thời gian nên sau đoạn 1 mình sang đáp án ngay, xong đoạn 3 sang đáp án liền, còn đoạn 2 thì được câu nào sang ngay câu đó. Cũng hên là vừa đủ thời gian. Có 1 câu mà mình còn ức chế là: Câu hỏi máy ABC dự báo đc …, trong khi bài đọc là ông XYZ dùng máy ABC để quan sát … Đại loại là vậy, thế là chả biết quýnh No hay Not Given nữa, quất luôn NG. Cũng như vậy, chỉ 1 câu thôi cũng có thể làm tăng 0.5, các bạn cố gắng đưa ra quyết định chính xác nhá -_-

3c. Writing
Bài viết này có 1 sự hên nhẹ là không ra Task 2 về Technology, nhưng bù lại 1 sự xui bự là ra 2 cái plans (giống maps) to chình ình cho phân tích. Thế là biết số phận về đâu rồi đó.
Task 2
Chủ đề về Nuclear power nên cũng không khó để chém. Các bạn có thể tận dụng từ vựng của Energy tùy theo khả năng xào nấu và lắt léo của mình mà đưa từ vựng vào cho phù hợp. Một số từ như “put at risk/on the verge of extinction” cũng có thể đưa vào để tăng thêm academic words.
Phần 2 mình viết theo bố cục 4-8-11-4 vì mình nêu lợi ít và hại nhiều để bảo vệ quan điểm disagree. Tuy nhiên mình không hoàn thành tốt đoạn 2 vì mình có nêu ý khuyên dùng năng lượng thay thế. Đây là tác hại của việc focus quá nhiều vào bố cục 3-10-10-3 mà mình vẫn hay làm. Nếu tách đoạn thì việc phân tích sẽ tốt hơn.
Có nhiều lời khuyên cho rằng Simon style sẽ không được điểm cao. Điều này mình cảm nhận là absolutely wrong luôn. Mình viết theo Simon Style, bình dân học vụ thôi. Nhưng mình dám chắc Task 2 của mình không nhỏ hơn 7.5 vì Task 1 làm Maps không phải sở trường của mình nên không thể cao điểm được. Hơn nữa, các bạn có thể coi hầu hết các bài mẫu 8+ đằng sau các cuốn Cam đều dùng Style bình dân này. Có hơn người chỉ ở 1 vài câu dùng cấu trúc phức hay sự đa dạng đáng nể phục của collocations thôi. Chính vì vậy các bạn không cần phải băn khoăn nhiều về academic words mà nên tập trung vào collocations nhiều thì hơn.
Các bạn của mình đi thi với Style Mat Clark hào nhoáng thường được 6.5 với sự may mắn viết về Line/Bar Graphs hay Table. Vì vậy mình nghĩ các bạn nên tập trung những gì mình viết có hợp lí hay không thay vì quá chú trọng vào style mẫu.
Task 1
Dù không phải thứ các bạn thích nhưng các bạn cũng phải làm. Mình do hơi hồi hộp nên chỉ phân tích sơ 2 cái maps ròi viết cho kịp. Tuy nhiên có thể do phân tích không tốt mà viết mấy cái không quan trong lắm, giống liệt kê vậy. Còn mấy điểm chính cũng không biết nói sao. Nói chung kì này coi như số em xui vậy -_-

3d. Speaking
Vì mình không luyện nói nên mình quyết định bỏ hết những gì của Mat Clark, những thứ mình cố nhồi nhét mà chả nhớ được gì. Thay vào đó, mình tập trung vào sự lưu loát và tự nhiên, thứ vốn có vẫn tốt hơn là những điều không tự nhiên mà.
Trước ngày thi mình cũng coi lại những Test mẫu của BC. Đây là 1 mẫu của BC cho xem hôm tập huấn http://www.youtube.com/watch?v=_2oawkQIgrw . Các bạn có thể thấy rằng rất đơn giản và tự nhiên. Không có các cụm hay phrase nặng nề của Mat Clark nào nhé. Toàn là những từ khá đơn giản, kèm theo 1 số collocations và từ chuyên môn thôi.
Đây là trang để ccs bạn có thể tham khảo những bài mẫu nèhttp://www.youtube.com/user/Rodmonga/videos Tất cả đều tự nhiên và không có 1 chút Mat Clark nào nhé :v
Hôm Speaking mình cố gắng make friends với các bạn lúc ngồi chờ. Đây là cách để các bạn tự trấn tĩnh mình. Các bạn nên cười nhiều, sẽ đỡ run hơn. Lần thi thử mình run bần bật và hoàn toàn hoảng loạn sau phần 2. Vì vậy, tự tin có thể lấy đi của bạn đến 1 hay 2 điểm đấy nhé. Cứ tự tin tập trung vào sự lưu loát và nội dung của câu nói. Việc bạn để đầu óc quá nhiều vào các cụm hay từ học thuộc lòng sẽ làm bạn mất tự nhiên và dễ bị lắp bắp. Các bạn đừng quên rằng có mục Memorize trong phần chấm thi nhé. Giám khảo thế nào cũng là người luyện thi nên họ nắm rất rõ các nguồn. Việc học thuộc dễ khiến bạn bị mất điểm thôi.
Phần Speaking mình nói khá nhanh nên không ngờ nó kết thúc nhanh đến vậy. Các bạn nên luôn tươi cười dù trong hoàn cảnh nào (trừ trường hợp đang nói về cái gì buồn bực nhé). Các bạn cũng không nên chú ý đến biểu hiện của giám khảo làm gì. Hôm mình nói giám khảo nhíu mày hay loay hoay khá nhiều làm mình lo là tạch mất rồi. Không ngờ vẫn được 6.5. Vì vậy, cứ tươi cười để bình tĩnh, tỏ ra thân thiện và lịch sự và nói theo suy nghĩ của mình. Hôm mình nói khá lưu loát nên bỏ quên hết các yếu tố về academics words, idioms hay grammar (grammar vẫn đúng 60-70% đấy nhé :3) nên các bạn cũng không cần lo quá đến những thứ xa xỉ, xa vời làm gì )

4. Conclusion
Tóm lại, các bạn nên HỌC trước rồi luyện sau.
Cho việc HỌC Tài liệu thì mình recommend bộ Cam 1-4 cho người mới bắt đầu, 5-7 cho những ai đã có nền tảng.
Bộ Collins mình chỉ mới đọc qua 6 units của cuốn Writing, nhưng nhìn sơ qua cuốn Speaking cũng thấy hay hay. Các bạn nên ôm nguyên bộ về học cũng tốt.
Các bạn tùy theo khả năng và sở thích của mình mà học. Cứ tập trung vào 1,2 giáo trình là được rồi, lắm thầy nhiều ma mà :v

Listening cho beginners thì mình không biết. Còn ai có nền rồi thì cứ như phần trên mà tập thôi.
Speaking các bạn nên tham gia club Speaking. Trên facebook có 1 page Talking with Tourists mà mình thấy hoạt động khá thường xuyên. Dù chưa đi lần nào nhưng mình thấy nhóm có vẻ hoạt động khá hiệu quả, các bạn nên check thử
Lúc học Speaking theo phương pháp tự kỉ các bạn có thể ghi âm lại giọng của mình để thấy nó thảm họa thế nào, từ đó nghe rõ từng chỗ là sửa lại cho đúng

Cho việc LUYỆN
Thời gian luyện chỉ là thời gian các bạn chỉnh sửa những thiếu sót của mình thôi, không nên nhồi nhét nhiều làm gì. Giai đoạn này chỉ là giai đoạn các bạn làm quen với áp lực thời gian và chuyên vào phân tích lỗi sai của mình. Nên sắp xếp thời gian 3 tiếng cho 1 test full (không có phần nói nhé) để quen sức dần. Nên làm vào tầm 9-12h vì cùng tầm thi cử. Tối đó hoặc sáng hôm sau các bạn ngồi lại phân tích lỗi sai của mình để cải thiện điểm. Môn Speaking thì cứ record rồi check thôi. Rảnh thì ngồi nghêu ngao tự kỉ, nói một mình và phông lông cũng tốt :v
Tài liệu của giai đoạn luyện là Cam 8,9, 2 official test mẫu của Cam và Achieve IELTS tổng cộng là 14 đề. Các bạn nên dành 2 tuần để làm full 14 đề này nhé
Thế thôi, mình nghĩ các bạn chỉ cần tập trung là cố gắng là được. Chúc các bạn thành công với mục tiêu của mình nhé

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

10 TIPS HỮU ÍCH ÁP DỤNG CHO NGÀY THI IELTS SPEAKING

Phần thi IELTS Speaking là phần thi mà nhiều sĩ tử ngại nhất và lo nhất vì phải đối mặt với giám khảo chấm thi. Yếu tố tâm lí có ảnh hưởng rất lớn đến bài thi nói của sĩ tử. Chính vì vậy mà không phải sĩ tử nào cũng đạt được điểm cao dù nói rất tốt trong quá trình luyện thi. Trong bài viết lần này, cô giáo San Adams sẽ chia sẻ những tips hữu ích mà sĩ tử có thể áp dụng vào ngày thi IELTS Speaking của mình.
1. Hãy nghe kĩ câu hỏi và xác định từ khóa trong câu
Đây là kĩ năng giúp sĩ tử trả lời đúng trọng tâm. Nếu bạn chỉ nghe thoáng câu hỏi mà bỏ qua từ khóa thì khả năng câu trả lời bị lạc đề sẽ rất cao. Hãy lấy câu hỏi sau đây làm ví dụ: ‘Why do people like to travel to different places in their free time?’ Rất nhiều người bỏ qua từ khóa ‘different’ và nêu lí do tại sao mọi người thích du lịch vào thời gian rỗi. Tuy nhiên, câu hỏi lại yêu cầu thí sinh giải thích tại sao mọi người thích du lịch ở những nơi khác nhau thay vì chỉ đến 1 nơi. Chính vì thế mà việc xác định từ khóa rất quan trọng.
2. Hãy để ý đến thời động từ mà câu hỏi dùng
Ngữ pháp, trong đó có thời động từ, là một tiêu chí chấm điểm bài nói. Nếu bạn mắc nhiều lỗi sai ngữ pháp thì bài của bạn sẽ không được điểm cao. Để tránh bị trừ điểm không đáng, các bạn hãy nghe kĩ câu hỏi và chú ý đến thời động từ của câu hỏi. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải dùng thời động từ nào.
3. Không nên trả lời quá dài dòng
Nhiều bạn có quan điểm rằng câu trả lời càng dài thì càng dễ được điểm cao. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được đối với những thí sinh có khả năng nói tốt. Đối với những bạn ở trình độ thấp hơn và chưa tự tin lắm, câu trả lời càng dài thì sẽ càng có nhiều lỗi sai. Nếu câu hỏi dễ thì bạn có thể nói nhiều hơn và nếu câu hỏi khá khó thì chỉ nên nói vừa phải.
4. Chú ý bấm giờ khi làm phần 2
Trong phần thứ 2 của bài thi nói, bạn chỉ được nói trong vòng 2 phút. Vì thế mà bạn nên tập bấm giờ khi luyện thi để khi vào phòng thi sẽ kiểm soát được thời gian mình nói. Nếu không kiểm soát được thời gian thì bài của bạn có thể sẽ quá ngắn hoặc quá dài và điểm số sẽ bị ảnh hưởng.
5. Nhìn vào giám khảo khi nói
Eye-contact rất quan trọng khi bạn làm bài thi nói. Nếu không có eye-contact mà bạn nhìn lên, xuống, trái, phải thì giám khảo có thể sẽ nghĩ rằng bạn không tự tin về bài nói của mình và không có ấn tượng tốt lắm. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào mắt giám khảo nhiều khi sẽ làm bạn lo lắng hơn. Để vừa có eye-contact mà lại không phải nhìn thẳng vào mắt giám khảo thì bạn có thể nhìn vào trán hay vào cằm , cổ của giám khảo. Như vậy thì giám khảo vẫn nghĩ rằng bạn đang nhìn đến mình. Đói với bạn nào bị cận nhẹ thì có thể bỏ kính ra là sẽ không bị ảnh hưởng bởi biểu cảm trên mặt của giám khảo.
6. Hãy yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn nghe không rõ
Trong phần 3, câu hỏi thường khó hơn và nhiều sĩ tử vì e ngại hay sợ nên thường tự đoán ý nghĩa câu hỏi khi nghe không rõ. Tuy nhiên, bạn chỉ có cơ hội trả lời 1 lần nên đừng mạo hiểm đoán ý câu hỏi. Thay vào đó thì bạn nên hỏi giám khảo nhắc lại câu hỏi để trả lời đúng trọng tâm.
7. Hãy tin vào ý kiến của mình
Một số bạn sợ ý kiến, quan điểm mà mình đưa ra bị sai hay khác với quan điểm của giám khảo. Bạn hãy nhớ rằng đã là quan điểm thì không có đúng hay sai. Vì vậy bạn đừng ngại khi nêu lên quan điểm của mình. Đây là bài thi kiểm tra kĩ năng nói nên giám khảo chấm điểm dựa trên kĩ năng nói của bạn chứ không phải quan điểm của bạn.
8. Không nên sửa lại câu quá nhiều
Khi bạn mắc phải lỗi sai hay muốn làm câu hay hơn thì bạn thường sẽ sửa lại câu bạn nói. Đây là việc rất cần làm khi bạn mắc phải lỗi sai lớn ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Ví dụ như khi bạn sai thời động từ hay dùng sai từ vựng khiến ý câu bị lệch thì bạn nên sửa lại luôn. Tuy nhiên, nếu bạn sửa lại nhiều quá vì muốn câu hay hơn thì bài nói sẽ không trôi chảy, mạch lạc. Hậu quả là bài nói của bạn sẽ không được đánh giá cao.
9. Không lạm dụng những mẫu câu có sẵn hay học thuộc lòng câu trả lời mẫu
Đây là chiến lược mà không ít sĩ tử áp dụng để tránh mất nhiều thời gian suy nghĩ. Thực tế thì bạn sẽ rất lo lắng và áp lực khi vào phòng thi. Vì vậy nên khó mà nhớ được những gì mà bạn đã học thuộc trước đó. Ngoài ra giám khảo cũng sẽ biết bạn đang nói tự nhiên hay đang dùng bài nói mẫu.
10. Relax and smile
Nghe thì hơi khó nhưng khi bạn smile thì tâm lí cũng sẽ thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong bài thi nói. Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng nói tiếng Anh của mình thay vì nghĩ rằng mình phải thi nói. Như vậy bạn sẽ có thêm động lực và quyết tâm để hoàn thành phần thi nói tốt nhất có thể.
Hi vọng 10 tips trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho phần thi nói IELTS.

10 TIPS HỮU ÍCH ÁP DỤNG CHO NGÀY THI IELTS WRITING

Phần thi IELTS Writing có lẽ là phần thi khó nhất vì nhiều lí do như áp lực thời gian hay chủ đề khó nhằn dẫn đến việc bí ý tưởng, từ vựng bị han chế và lạc đề. Chính vì vậy mà không phải ai nào cũng đạt được điểm như mình mong muốn trong phần thi này. Trong bài viết lần này, cô giáo San Adams sẽ chia sẻ những tips hữu ích mà sĩ tử có thể áp dụng vào ngày thi IELTS Writing của mình.

1. Phân bổ thời gian hợp lí
Đây là kĩ năng rất quan trọng mà sĩ tử không thể bỏ qua. Bạn có 20 phút để viết task 1 và 40 phút cho task 2. Tuy nhiên, rất nhiều sĩ tử dành quá nhiều thời gian cho task 1 nên khi chuyển sang viết task 2 thì không kịp viết xong bài. Điểm task 2 lại chiếm ⅔ tổng số điểm bài Writing nên sĩ tử sẽ bị mất rất nhiều điểm nếu viết không xong task 2. Để tránh rơi vào trường hợp này, sĩ tử nên để ý đồng hồ và khi thấy mình chỉ còn 5 phút cho task 1 thì sĩ tử nên hoàn thành câu đang viết dở rồi soát lại bài lần nữa. Như vậy sĩ tử sẽ không bị trừ điểm do bài viết dang dở. Nếu có thừa thời gian sau khi xong task 2 thì sĩ tử có thể quay lại task 1 và  chỉnh sửa, bổ sung sau. 
2. Chọn task mà bạn cảm thấy tự tin để làm trước
Nhiều người nghĩ rằng nên làm task 2 trước task 1 vì đây là phần chiếm nhiều điểm hơn. Tuy nhiên, bạn có thể làm task mà bạn cảm thấy tự tin trước. Nếu bạn thấy phần task 1 khá dễ thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho phần này nên có thể làm phần này trước cho xong. Có hôm đề thi task 2 lại rất quen thuộc với bạn hoặc là bạn may mắn trúng tủ thì bạn hoàn toàn có thể làm phần này trước.
3. Đọc kĩ đề bài để xác định hướng viết
Đây là bước mà các sĩ tử cần làm trước khi bắt tay viết bài. Đối với task 1, các bạn nên để ý xem biểu đồ là dạng gì để từ đó dùng ngữ pháp và từ vựng cho phù hợp. Đối với task 2, cần chú ý đến những từ khóa để xác định chủ đề là gì và dạng bài là gì. Ví dụ như nếu bài ghi ‘Discuss both views’ thì sĩ tử sẽ cần viết về 2 mặt của vấn đề. Nếu câu hỏi là ‘To what extent do you agree/disagree’ thì sĩ tử có thể chọn viết về 1 mặt hay cả 2 mặt.
4. Đánh dấu các thông số quan trọng trong task 1
Để tránh việc viết quá với thời gian cho phép, sĩ tử có thể đánh dấu những số liệu nổi bật trên biểu đồ. Đối với biểu đồ có nhiều thông số, điều này sẽ giúp sĩ tử tiết kiệm thời gian và tập trung phân tích số liệu quan trong nhất thay vì phân tích tất cả các số liệu trên biểu đồ.
5. Dành ra vài phút lập dàn ý cho task 2
Nhiều sĩ tử khi đọc đề bài xong thường bắt tay vào viết luôn. Điều này chỉ nên thực hiện khi bạn nghĩ nhanh và viết tốt. Tuy nhiên, đối với sĩ tử nào không tự tin lắm về kĩ năng viết của mình thì việc đầu tiên nên làm là dành ra khoảng 5 phút để lập dàn ý. Như vậy bạn sẽ theo dõi ideas của mình dễ hơn và rủi ro viết lan man sẽ thấp hơn.
6. Không cần viết Conclusion cho task 1
Mộ số sĩ tử nghĩ rằng bài task 1 phải bao gồm cả phần kết luận nên vô tình mất đi vài phút quí báu. Tuy nhiên, phần này chỉ cần thiết cho task 2 nhưng không cần có trong task 1. Vì vậy hãy dành vài phút quí báu này để viết thật tốt phần introduction, overview và main body.
7. Dành ra vài phút cuối để phát hiện và sửa lỗi sai
Để tránh bị trừ điểm vì những lỗi sai không đáng có, sĩ tử nên dành ra vài phút cuối để đọc lại bài mình viết và sửa các lỗi sai cơ bản. Bài viết càng có nhiều lỗi sai cơ bản thì càng bị trừ điểm nhiều. Vì vậy bạn nên để ý đến những lỗi sai như thời động từ, chia động từ, số nhiều - số ít, đánh vần, loại từ vựng, bị động - chủ động. 
8. Viết nhiều không có nghĩa là điểm cao
Bài viết không nên vượt số từ cho phép quá nhiều vì càng nhiều từ thì khả năng mắc phải lỗi sai càng lớn. Thay vì tập trung vào số lượng thì bạn nên tập trung vào chất lượng bài, chú ý đến việc viết bám đề, lập luận tốt và hạn chế sai cơ bản. Như vậy thì bài của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với bài viết dài nhưng sai nhiều hay lạc đề.
9. Tránh lạm dụng từ vựng, ngữ pháp ‘đao to búa lớn’
Để đạt điểm cao không có nghĩa là bạn phải xài từ vựng ‘đao to búa lớn’ thật nhiều. Bạn nên nhớ rằng muốn đạt điểm cao thì bài của bạn phải dễ hiểu và mạch lạc. Nếu bạn gồng mình dùng từ vựng, ngữ pháp cao siêu mà bản thân không chắc chắn thì sẽ chỉ làm cho bài của mình khó hiểu và làm giám khảo có cảm giác như bài bị ‘chắp vá’.
10. Không nhìn xung quanh xem thí sinh khác viết nhanh đến đâu
Tâm lí thi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của bạn. Không ít sĩ tử hay nhìn xung quanh khi bí ý tưởng và cảm thấy lo lắng hơn khi thấy các thí sinh xung quanh mình viết rất nhanh và nhiều. Hãy nhớ rằng ‘nhanh không phải lúc nào cũng có nghĩa là tốt’. Vậy nên bạn đừng để ý đến người khác và hãy chỉ tập trung vào bài viết của mình.

THI SPEAKING IELTS: TIPS ĐỂ CHIẾN THẮNG

Không giống với kì thi đầu vào đại học, khi tham dự kì thi IELTS bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi giám khảo giàu kinh nghiệm. Dưới đây là một vài lưu ý và những mẹo hữu ích giúp bạn hoàn thành bài thi speaking:
  • Tránh dùng cách trả lời cụt lủn (Yes/no), thay vào đó bạn nên mở rộng câu trả lời của mình.
  • Nói to, rõ ràng, và tự tin. Điều này không chỉ làm phát âm của bạn dễ nghe hơn mà còn giúp bạn gây được ấn tượng tốt với giám khảo.
  • Sử dụng đa dạng các từ diễn tả quan điểm, ý kiến như: “In my opinion”, “I think”, “I feel”…
  • Đừng học tủ câu hỏi bởi nếu câu hỏi thay đổi chỉ một chút xíu, bạn sẽ gặp khó khăn để diễn đạt những gì bạn đã chuẩn bị một cách trôi chảy,tự nhiên, chưa nói đến việc bạn có thể quên câu trả lời đã học thuộc.
  • Để nâng cao điểm phát âm của mình, ngoài phát âm to và rõ ràng, bạn nên chú ý đến ngữ điệu (Intonation) và ngữ âm. Tránh nói với giọng đều đều.
  • Đừng ngại yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng câu: ‘Could you repeat the question please?’

IELTS LÀ GÌ?

IETLS (International English Language Testing System) là Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế, một kỳ thi được thiết kế để đánh giá khả năng ngoại ngữ của những công dân thuộc một đất nước không nói tiếng Anh. Để được xét vào đại học cũng như một số chương trình học/ dự án… qua kì thi là một trong các điều kiện cơ bản. Thang điểm của IELTS được đánh giá dựa trên 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

NHỮNG AI NÊN THAM GIA KÌ THI IELTS?

Có hai phiên bản của kì thi IETLS. Một là bài thi mang tính chất học thuật (Academic Module), dành cho những học sinh muốn học đại học tại một đất nước nói tiếng Anh bản xứ. Phiên bản thứ hai mang tính chất khái quát (General Training Module), dành cho những ai có dự định học cấp 2, hệ đào tạo nghề và những chương trình học không mang nặng tính chất học thuật.