Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO SECTION 4

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Hầu hết các sinh viên thường nhận thấy section 4 của bài thi IELTS Listening là một phần thi khó. Tại sao lại thế? Đơn giản vì ở section 4:
- Không có phần nghỉ ở giữa
- Người nói thường nói khá nhanh
- Có rất nhiều từ mới được sử dụng
Trên đây chính là một trong những yếu tố khiến cho section 4 khó hơn các phần khác. Tuy nhiên đừng vì thế mà lo lắng quá. Thay vào đó, hãy làm tốt hơn ở các section 1, 2, 3. Vì nếu bạn đạt được điểm cao ở section 1-3, bạn sẽ không cần quá nhiều điểm ở section 4.
Đây là điểm số mà các bạn nên đạt được ở mỗi section để giúp bạn có được một band điểm lý tưởng:
- Section 1: 10 câu trả lời đúng
- Section 2: 8 câu trả lời đúng
- Section 3: 7 câu trả lời đúng
- Section 4: 5 câu trả lời đúng
Như bạn luyện thi IELTS thấy đấy, nếu bạn làm được như trên thì bạn sẽ có được 30 câu trả lời đúng. Với 30 câu trả lời đúng này quy đổi ra bạn sẽ được band 7. Thế là bạn đã đạt được một band điểm lý tưởng rồi đấy.

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

IELTS WRITING TASK 1: TRÌNH BÀY BỐ CỤC NHƯ THẾ NÀO KHI GẶP ĐỀ BÀI CÓ 2 BIỂU ĐỒ

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Đôi khi trong đề thi IELTS Writing Task 1, bạn sẽ bắt gặp đề bài với 2 biểu đồ khác nhau? Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để xử lý dạng bài này? Và bố cục của bài essay Task 1 nên trình bày như thế nào cho hợp lý nếu như đề bài đưa ra hai biểu đồ khác nhau, một line graph và một pie chart chẳng hạn.
IELTS Writing Task 1: Trình bày bố cục như thế nào khi gặp đề bài có 2 biểu đồ
IELTS Writing Task 1: Trình bày bố cục như thế nào khi gặp đề bài có 2 biểu đồ
Câu trả lời cho vấn đề này rất đơn giản. Khi gặp dạng bài này, các bạn hãy trình bày bài viết của mình theo bố cục 4 đoạn dưới đây:
1. Introduction: Ở phần này các bạn cần chỉ ra được biểu đồ thể hiện điều gì. Các bạn chỉ nên viết từ một đến hai câu.
2. Overview: Ở phần này bạn sẽ mô tả đặc điểm chính của từng biểu đồ. Với mỗi biểu đồ chỉ cần viết một câu.
3. Mô tả chi tiết biểu đồ đầu tiên.
4. Mô tả chi tiết biểu đồ thứ hai.
Hãy trình bày theo bố cục trên để bài viết Writing Task 1 của bạn rõ ràng và không bị thiếu ý nhé.

IELTS READING: FINDING AND UNDERSTANDING

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Bài thi IELTS Reading thực chất là một bài test 2 khả năng:
Thứ nhất là khả năng tìm ra câu trả lời (Finding): Bạn có thể tìm ra đoạn text chứa câu trả lời không?
Thứ hai là khả năng hiểu đoạn văn (Understanding): Bạn có hiểu đoạn text đó nói gì không?
IELTS Reading: Finding and understanding
Finding là gì?
Bạn cần tìm ra đúng đoạn văn chứa câu trả lời một cách nhanh chóng. Để làm được điều này trước tiên bạn cần xác định xem keyword của câu hỏi đó là gì, sau đó bạn mới đi tìm chúng trong đoạn văn, hãy cố gắng định vị những từ này (chúng có thể là những từ hoặc cụm từ đồng nghĩa với các keyword trong câu hỏi).
Understanding là gì?
Khi bạn tìm ra được đoạn văn chứa câu trả lời rồi, bạn cần đọc đoạn văn đó một cách cẩn thẩn. Đọc các câu trước và sau keywords mà bạn đã tìm thấy. Bây giờ không còn là bài test kĩ năng đọc nữa mà nó đã chuyển sang bài test kiến thức từ vựng của bạn. Nếu bạn không hiểu những từ mà bạn đang đọc, sẽ rất khó để đưa ra câu trả lời đúng.
Hi vọng phần phân tích ở trên đã giúp các bạn hiểu thêm phần nào về bài thi IELTS Reading. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong bài thi này nhé.

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

IELTS LISTENING: 4 CHIẾN THUẬT HAY MÀ BẠN NÊN THỬ

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Sau đây là 4 chiến thuật luyện thi IELTS mà bạn nên thử áp dụng:
1. Luyện từng phần một hơn là làm cả bài test. Chẳng hạn như, các bạn có thể tập trung vào section 1 tuần này, và tuần kế tiếp các bạn sẽ tập trung vào section 2.
2. Bạn có thể làm cả bài test, nhưng hãy cho phép bản thân mình được nghe 2 hoặc 3 lần. Hãy xem xem trong lần nghe thứ 2 và 3, bạn đúng thêm bao nhiêu câu nữa.
3. Khi làm bài test, bạn có thể nghỉ giữa các phần lâu hơn bằng việc dừng bài nghe lại. Với cách làm này, bạn sẽ không lo mình không có đủ thời gian để đọc câu hỏi nữa, thay vào đó bạn sẽ có thêm thời gian để tập trung vào bài nghe hơn.
4. Thay đổi Listening test thành Reading test. Hãy sử dụng transcript ở cuối sách thay vì cứ lắng nghe đoạn băng mãi. Sau khi làm như thế bạn thử xem xem mình có đạt được số điểm cao hơn bình thường không? Nếu có thì kĩ năng nghe của bạn cần phải được cải thiện, còn nếu không thì vấn đề của bạn có thể liên quan đến từ vựng.
Những giải pháp trên có thể giúp bạn tìm ra điểm yếu của bạn nằm ở đâu. Và chúng có thể khiến cho bài luyện nghe của bạn ở nhà trở nên thú vị hơn. Chúc các bạn học tập tốt.

IELTS WRITING – 3 MẸO SIÊU ĐƠN GIẢN CẢI THIỆN KĨ NĂNG VIẾT HỌC THUẬT

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Academic writing hay formal writing là văn phong được định hướng cho người học có ý định đi  du học hay sử dụngTiếng Anh trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đối với các bạn đi du học, đó là bài vở, luận văn phải nộp trên lớp. Với người đi làm, đó là thư tín, văn bản trong giao dịch kinh doanh. Vì thế academic writing là một kĩ năng cực kỳ quan trọng trong học tiếng Anh. Chính vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo hữu ích và đơn giản để cải thiện khả năng viết học thuật của bạn.
1. Không dùng các từ viết thu gọn (contractions)
Contractions là các từ viết thu gọn, ví dụ như “is not” có contraction là “isn’t”. Contraction được tạo ra để tiện lợi cho việc phát âm trong văn nói. Khi nói, rõ ràng là việc nói isn’t (1 âm tiết) ngắn gọn hơn so với “is not” (2 âm tiết). Đó cũng là lý do vì sao contractions chỉ nên xuất hiện trong văn nói, các văn bản thường ngày như thư từ cá nhân, tin nhắn. Còn đối với văn phong học thuật, những từ này cần được viết đầy đủ ra.
Một số ví dụ:
IELTS Writing - 3 mẹo siêu đơn giản cải thiện kĩ năng viết học thuật
IELTS Writing – 3 mẹo siêu đơn giản cải thiện kĩ năng viết học thuật
2. Tránh dùng “really, very, a lot of, lots of”
- Khi really/very/so+adjective, có thể sửa lại câu bằng cách dùng một động từ mạnh hơn.
E.g. In general, students think university is very hard.
In general, students think university is difficult.
- Các cụm từ a lot of, lots of có thể được thay thế bằng many và much.
E.g. A lot of time has been wasted.
Much time has been wasted.
3. Dùng động từ mạnh (strong verbs)
Khi viết theo phong cách học thuật, bạn nên tránh cách diễn đạt yếu, thay vào đó nên sử dụng các động từ trực tiếp và mạnh. Dưới đây là một ví dụ:
E.g.1. He gave assistance to my friends.
He assists my friends.
E.g.2. We have a promotion for our new product.
We promote our product.
Câu 1 dùng động từ “to give” theo sau bởi danh từ “assistance”. Câu 2 dùng động từ “to assist”. Hai câu này có cùng ý nghĩa, nhưng khác nhau ở điểm là câu 1 dùng dạng danh từ và câu 2 dùng dạng động từ của cùng 1 từ (assist (v); assistance (n)). Cách viết ở câu 2 được ưa thích hơn trong academic writing, vì động từ ở dạng mạnh. Lời khuyên cho các bạn là khi viết câu, nếu trong câu, theo sau động từ chính là một danh từ, mà danh từ đó có dạng động từ, bạn nên cân nhắc chuyển đổi danh từ thành động từ và viết lại câu theo dạng mạnh.
Academic writing không phải là kĩ năng có được trong ngày một ngày hai, mà cần sự rèn luyện dài lâu để đạt tới trình độ thông thạo. Rất nhiều học sinh, sinh viên đã làm nhiều bài viết nhưng vẫn chưa “lĩnh hội” được cách viết sao cho tiêu chuẩn. Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn tránh lối viết informal. Chặng đường dài đôi khi cũng có một vài lối đi tắt hữu ích đó.

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

MỖI NGÀY MỘT TIP LUYỆN THI IELTS

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. Luyện tập
Đọc sách, truyện, tin tức tiếng Anh… càng nhiều càng tốt. Như vậy sẽ giúp các bạn nhớ từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp, và có phản xạ đọc hiểu tự nhiên.
Không nên dùng từ điển nhiều, chỉ dùng từ điển với những từ liên tục lặp lại trong các đoạnn văn. Quan trọng hơn hết là bạn hãy cố đọc, nắm được ý, hiểu được bài. Đây cũng là quá trình khi thi IELTS
Khi luyện đọc các bài IELTS, cố gắng làm cẩn thận và kĩ lưỡng. Khi tra đáp án, hãy cố gắng hiểu lỗi sai để không bị mắc phải ở lần sau.

2. Làm bài thi
Phần Reading của IELTS thường có 3 bài đọc, mỗi bài về 1 lĩnh vực khác nhau, các bài Reading thường khá dài, có nhiều từ vựng mới, lại thuộc nhiều chủ đề nên gây không ít khó khăn cho các sĩ tử.
Vì thế, điều đầu tiên chúng ta phải làm là tìm xem bài đọc có phần Glossary hay không. Nếu có, phải làm rõ ý nghĩa của những từ này. Về cơ bản, trong bài còn nhiều từ mới khác nhưng không ảnh hưởng đến việc hiểu bài.
Không nên đọc hết bài đọc mới bắt đầu trả lời câu hỏi. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian cho việc hiểu cặn kẽ bài đọc và đoán nghĩa các từ mới nhưng khi trả lời câu hỏi lại không nhớ thông tin cần thiết ở đâu .
Đọc câu hỏi trước, đây là cách giúp chúng ta tập trung vào các thông tin trả lời. Khi đọc câu hỏi, cần đánh dấu các key words để dễ dàng tìm ra câu trả lời chính xác. Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Nên viết câu trả lời thẳng vào answer sheet.

Dạng câu hỏi summary
Trong các dạng câu hỏi của bài Reading, summary là dạng đơn giản nhất. Nên làm phần này trước khi đọc bài vì chúng ta có thể hiểu bài đọc một cách tổng quát. Hơn nữa, khi trả lời các câu hỏi khác, chúng ta đã biết được vị trí thông tin trả lời.
Chúng ta có thể dựa vào ngữ pháp để đoán các dạng thể, thức, từ loại…. cho câu trả lời. Thông tin trả lời nằm trong bài đọc, nhưng cần biến thể một chút ở câu trả lời.
Luyện tập và sử dụng phương pháp Skimming và Scanning để trả lời câu hỏi. Sau khi tìm ra key words ở phần câu hỏi, bạn đọc lướt (skimming ) để tìm ra key words trong bài đọc và tìm thông tin cho câu trả lời. Scanning dùng để tìm ra specific answers, dạng tìm thông tin chính xác thông tin được hỏi. Sau khi Skimming để tìm ra summary, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời hơn.
Dạng câu hỏi Yes/ No/ Not given – True/ False/ Not given
Ở dạng câu hỏi này, bạn cần phải dùng cả kỹ năng Skimming lẫn Scanning. Sau khi đọc câu hỏi và tìm thấy key words. Bạn nên lướt qua đoạn văn có thông tin trả lời ( skimming), sau khi tìm thầy key words, nên đọc kĩ 2-3 câu phía trên và dưới key words để tìm ra đáp án chính xác.
Cần ghi rõ câu trả lời là Yes/ No hoặc True/ False vì nếu bạn nhầm lẫn sẽ mất điểm do không thể quy ra Yes= True, No= False. Thêm nữa, bạn cần chú ý đến số từ ở câu hỏi và thông tin trong đoạn văn.

Dạng câu hỏi Matching the heading
Cách thông thường nhất là dựa vào topic sentence. Tuy nhiên, phải lưu ý tùy vào hình thức viết đoạn, topic sentence có thể nằm ở đầu, giữa hay cuối đoạn văn. Vậy nên đọc nội dung đoạn cũng rất quan trọng. Đánh dấu key words ở lựa chọn , sau đó Skimming và Scanning để trả lời.
Gạch bỏ lựa chọn đã dùng trong example. Lựa chọn này đã dùng rồi, sẽ không dùng lại nữa. Khi gạch bỏ, mắt sẽ không dừng lại ở lựa chọn này , qua đó làm tăng tốc độ đọc.
Đọc các lựa chọn trước, gạch chân các key words quan trọng của câu hỏi. Mỗi khi đọc xong một đoạn, nhất định phải gạch bỏ một lựa chọn. Như vậy sẽ làm tăng tốc độ đọc lướt các lựa chọn Heading.
Các thông tin trên chỉ mang tính hướng dẫn. luyện tập sẽ giúp các sĩ tử có thành tích cao hơn trong kì thi IETS “practice makes perfect”. Bạn có thể dễ dàng tự học và tiến bộ ở kỹ năng Reading.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

CỤM ĐỘNG TỪ THÔNG DỤNG QUEN THUỘC

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

to sulk at sb : hờn dỗi ai
to have a go at sb : la mắng ai
to cheer sb up : làm ai vui hơn
to cheer sb on : reo hò,cổ vũ ai
to be cut out for doing st : có đủ phẩm chất,năng lực lam gì
to bear witness to st : làm nhân chứng cho
to subject st to st : bắt cái gì phải chịu cái gì
to take for granted : xem la chuyện bình thường
to appeal to sb : hấp dẫn,thu hút ai
to be out to get sb : quyết tâm hại ai,hạ uy tín của ai
to confess to do st : thú nhận đã làm gì
to do sb good : có lợi cho ai
to make room for : nhường chỗ
to be in reluctant to do st : do dự,ngần ngại lam gì
to lose faith in : mất niềm tin
to lift off : rời bệ phóng


Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

MẪU CÂU THÔNG DỤNG NÓI VỀ THÓI QUEN

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. I spend a lot of time on (+ Danh từ / V-ing) : Tôi dành rất nhiều thời gian vào việc…)
2. I (often) tend to...( + V-inf) : Tôi thường có xu hướng làm việc gì đó…)
3. You'll always find me + V-ing : Bạn sẽ thường xuyên tìm thấy tôi đang làm gì đó...)
4. (V-ing) is a big part of my life : Làm gì đó chiếm một phần lớn trong cuộc sống của tôi)
5. I always make a point of (+ Danh từ/V-ing) : Tôi luôn cho rằng làm gì đó là một việc rất quan trọng
6. Whenever I get the chance, I...(+Clause) : Bất cứ khi nào có cơ hội, tôi lại làm việc gì đó
Cấu trúc 5 và 6 ám chỉ rằng mình rất thích làm việc đó và cố gắng làm việc đó thật nhiều.
7. I have a habit of..(+Danh từ/V-ing) : Tôi có thói quen làm việc gì đó
Cấu trúc 7 đôi khi dùng để nói về một thói quen xấu
8. I can't (seem to) stop...(V-ing): Có vẻ như tôi không thể dừng làm việc gì đó
9. I always...( + V-inf) : Tôi thường xuyên làm gì đó
10. I can't help...(+V-ing): Tôi không thể dừng làm gì đó


Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

------49 CẶP TỪ DỄ NHẦM LẪN NHẤT TRONG TIẾNG ANH----

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. Phân biệt giữa to learn và to study
- I go to school to learn English. (Tôi đến trường để học Anh Văn)- She is studying at Lycee Gia Long. (Cô ấy đang học ở trường Gia Long.)
Nhận xét: Hai động từ trên đều có nghĩa là học; nhưng to learn (learnt, learnt) = học một môn gì đó; to study = học (nói chung).
Vậy, đừng viết: She is learning at Lycee Gia Long.
Lưu ý: to study cũng áp dụng cho việc học một môn nào, nhưng với nghĩa mạnh hơn: (to try to learn).
Ví dụ: He is studying algebra in his room. (Nó đang miệt mài học môn đại số trong phòng.)
2. ALSO ,TOO ,EITHER (cũng)
a) Dịch câu: Tôi cũng thích âm nhạc.
I like music either. (sai)
I also like music. (đúng )
I like music, too. (đúng )
b) Dịch câu: Anh ấy cũng không yêu tôi.
He doesn't love me, too. (sai)
He also doesn't love me. (sai)
He doesn't love me either. (đúng)
Phân biệt:- Also và too dùng cho câu khẳng định.
- Either dùng cho câu phủ định.
3. AMONG - BETWEEN (giữa ,trong số)
a) Dịch câu : Bà ta chia cái bánh cho hai đứa trẻ.
She divided the cake among the two children. (sai)
She divided the cake between the two children. (đúng)
b) Dịch câu : Bà ta chia cái bánh cho ba đứa trẻ.
She divided the cake between the three children.(sai)
She divided the cake among the three children. (đúng)
- Dùng between cho 2 thứ /người.
- Dùng among cho 3 thứ /người trở lên.
C) Dịch câu : Việt Nam nằm giữa Lào ,Campuchia và Thái Bình Dương.
Vietnam lies among Laos ,Cambodia and Pacific Ocean. (sai)
Vietnam lies between Laos ,Cambodia and Pacific Ocean. (đúng)
- Dùng between cho giữa các vị trí chính xác rõ ràng.
4. For fear of... & for fear that...(lo sợ rằng, e rằng, ngại rằng)
- For fear of + V_ing
Ex: I got into the house quietly for fear of waiting my mom up.
- For fear that+ S+ V
Ex: I got into the house quietly for fear that I might wake up my mom.
5. Phân biệt giữa hear & listen
Hãy tưởng tượng 1 cuộc đối thoại giữa 2 vợ chồng như sau:
-Did you hear what I just said? (Em có nghe anh vừa nói gì không?)
-No, sorry, darling, I wasn't listening. (Xin lỗi anh yêu, em không nghe.)
Nhận xét:- Hear là nghe không có chủ ý, âm thanh tự lọt vào tai mình
- Listen là nghe có chủ ý, chú ý lắng nghe
Ex:- I think I hear someone trying to open the door.
- I listen to music every night.
6. Phân biệt giữa See, Look & Watch
- See : xem trong có chủ ý, hình ảnh tự lọt vào mắt mình, bạn không mốn thấy nhưng vẫn thấy
- Look : nhìn có chủ ý, ngắm nhìn, bạn muốn nhìn
- Watch : nhìn có chủ ý 1 thứ gì đó, và thứ đó thường đang chuyển động
Ex:
- I opened the curtains and saw some birds outside. (Tôi mở tấm màn và thấy 1 vài chú chim bên ngoài)-->Tôi mở tấm màn và thấy, tôi không định nhìn chúng, chúng chỉ tự dưng như thế.
- I looked at the man. (Tôi nhìn vào người đàn ông)-->Tôi có chủ ý nhìn vào ông ta.
- I watched the bus go through the traffic lights. (Tôi nhìn chiếc xe buýt đi qua cột đèn giao thông)-->Tôi có chủ ý nhìn chiếc xe buýt, và nó đang chuyển động.
7. Phân biệt Person/ Persons/ People/ Peoples
- Persons : một dạng số nhiều khác của person, có nghĩa trang trọng và thường được dùng trong văn bản luật, văn bản trịnh trọng, biển báo
- People :+ Nghĩa thường gặp là số nhiều của person+ Còn nghĩa thứ 2 là dân tộc
- Peoples : số nhiều của people khi mang ý nghĩa dân tộc
Ex:- The police keeps a list of missing persons.
- They are persons who are escaping the punishment.
- The English-speaking peoples share a common language.
- The ancient Egyptians were a fascinating people.
8. Phân biệt giữa Convince & Persuade
- to convice : thuyết phục ai tin vào 1 điều gì đó/nghĩ về 1 điều gì đó- to persuade : thuyết phục ai làm 1 việc gì đó
Ex:- He convinced me that he was right.
- He persuaded me to seek more advice.
- I lost too much money betting at the races last time, so you won't persuade me to go again.
- I convinced her that the symphony needed financial help.
9. AND và OR
Dịch câu: "Cô ấy đã không ăn uống gì trong một tuần."
She did not eat and drink for a week (sai)
She did not eat or drink for a week (đúng)
Dịch câu: "Anh ấy không làm việc chăm chỉ và tôi không thích điều ấy lắm."
He did not work hard or I did not like it very much. (sai)
He did not work hard and I did not like it very much. (đúng)
Nhận xét:
- Dùng or thay cho and trong câu phủ định.
- Nhưng nếu nối 2 câu riêng biệt thì dùng and, không dùng or.
10. Phân biệt giữa TO COME & TO GO
- He comes here by car.- He goes there by taxi.
Nhận xét: Hai động từ trên đều có nghĩa là tới, nhưng to come = đến (cử động từ xa đến gần); to go = đi (cử động từ gần ra xa)
Chú ý: come in! và go in! đều có nghĩa vào, nhưng dùng trong những trường hợp khác nhau:
- Come in! (bảo người khác vào khi mình ở trong phòng).- Go in! (bảo người khác vào khi mình ở ngoài phòng).
11. Phân biệt giữa TO PUT ON/ TO DRESS & TO WEAR
- I put on my clothes before going out.- The girl who wears a purple robe, is my sister.
Nhận xét: Hai động từ trên đều có nghĩa là mặc, nhưng to put on chỉ một hành động; còn to wear chỉ một tình trạng.
Vậy, muốn dịch câu: "Tôi rửa mặt rồi mặc quần áo".
Đừng viết: I wash my face and wear my clothes.Phải viết: I wash my face and put on my clothes.
Lưu ý: Để phân biệt to dress với to put on. Cả hai động từ này đều chỉ một tác động, nhưng to dress (someone) = mặc quần áo cho ai, còn to put on (something) = mặc, đội, mang (quần áo, nón, giầy, dép...)
Ex:- The mother dressed her baby.- She dressed herself and went out.
12. Phân biệt giữa Cause & Reason
- What is the cause of your failure?- I have no reason for going there.
Nhận xét: Hai danh từ trên nếu chú ý, chúng ta có thể phân biệt được dễ dàng: cause = nguyên do phát sinh ra hậu quả), reason: lý do (biện chứng cho hậu quả).
Vậy muốn dịch câu: "Tôi không có lý do để trở về."
Đừng viết: I have no cause for coming back.Phải viết: I have no reason for coming back.
13. Phân biệt và sử dụng các từ Say, Speak, Tell, Talk
1. SAY (nói ra, nói rằng) là động từ có tân ngữ, chú trọng nội dung được nói ra.
Ex: - Please say it again in English.- They say that he is very ill.
2. SPEAK (nói ra lời, phát biểu)
Thường dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ sự thật "truth".
Ex: - He is going to speak at the meeting.- I speak Chinese. I don’t speak Japanese.
Notes: Khi muốn "nói với ai" thì dùng speak to sb hay speak with sb.
Ex: She is speaking to our teacher.
3. TELL:cho biết, chú trọng, sự trình bày
- Thường gặp trong các cấu trúc : tell sb sth (nói với ai điều gì ), tell sb to do sth (bảo ai làm gì ), tell sb about sth (cho ai biết về điều gì )
.
Ex: - The teacher is telling the class an interesting story.- Please tell him to come to the blackboard.- We tell him about the bad new.
4. TALK: trao đổi, chuyện trò
Có nghĩa gần như speak, chú trọng động tác 'nói'. Thuờng gặp trong các cấu trúc : talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (nói về điều gì ), talk with sb (chuyện trò với ai).
Ex: - What are they talking about?- He and his classmates often talk to each other in English.
14. Phân biệt AT THE END & IN THE END
a) Dịch câu : Có một căn nhà nhỏ ở cuối đường.
There is a small house in the end of the road .(sai)There is a small house at the end of the road .(đúng)
AT THE END: cuối một điểm hoặc một phần của cái gì
b) Dịch câu: Cuối cùng chúng tôi đến được thị trấn.
- At the end we reached the town. (sai)- In the end we reached the town. (đúng)
IN THE END: Cuối cùng ,rốt cuộc
15. Phân biệt Alone, lonely, lonesome và lone.
1. - Alone hàm ý là một người hay một vật nào đó đang ở riêng lẻ - không có ai hoặc vật gì khác ở xung quanh.
- Lonely (ở Mỹ dùng lonesome) đề cập đến sự bất hạnh do tình trạng đơn độc gây ra.
Ex: I like to be alone for short periods. (Tôi thích được một mình trong những khoảng thời gian ngắn.)
But after a few days I start getting lonely / lonesome. (Nhưng sau vài ngày tôi bắt đầu trở nên cô đơn.)
2. Alone có thể được nhấn mạnh bằng All.
Ex: After her husband died, she was all alone. (Sau khi chồng chết, bà ấy chỉ ở một mình.)
3. Alone không được dùng trước danh từ. Lone và Solitary có thể được dùng thay; lone thì bóng bẩy hơn.
Ex:The only green thing was a lone/solitary pine tree. (Vật màu xanh duy nhất là một cây thông đơn độc.)
16. Sự khác biệt giữa "House" and "Home"
Trong tiếng Anh khi nói "HOUSE" thì người ta chủ ý nói về một kiến trúc, một toà nhà, công trình xây dựng, một biệt thư... nói chung là khi dùng "HOUSE" là chỉ vỏn vẹn muốn nói về "bất động sản" thôi.
Khi nói về "HOME" là khi người ta muốn nói về "một mái ấm gia đình". "HOME" là một nơi có người ta cư trú ở trong đó, còn "HOUSE" thì chỉ là một bất động sản không tri giác và cũng không có nghĩa là có người ở trong đó. "HOME" là cái "HOUSE" nhưng là cái "HOUSE" có người cư trú ở trong đó, nói tóm lại thì "HOME" là "MÁI ẤM GIA ĐÌNH", còn "HOUSE" thì chỉ là "CĂN NHÀ TRỐNG VÔ TRI GIÁC" mà thôi.
"HOME": - Nơi cư trú, mái ấm gia đình (của bất cứ ai).
Ex: I have (own) 5 houses, but my family and I only live in one house, and that house is my HOME.
- Nơi của một gia đình cư ngụ.Ex: This mud hut is my happy HOME.
- Nơi sinh thành hay tổ quốc của một ai đó.Ex: Viet Nam is my 
HOME.
- Nơi săn sóc người ta.Ex: That place is a HOME for the elderly.
- Môi trường sống của thú vật.Ex: The jungle is where tigers called HOME.
"HOUSE":- công trình kiến trúc, công trình xây dựng
- toà nhà, "building".
"Người ta bán nhà chứ không ai bán gia đình." = People do not sell 
"HOMES", they sell "HOUSES".

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả