Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Những điều cần lưu ý trong ielts speaking part 3

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả


Những lưu ý để giành điểm cao trong ielts speaking part 3

Ielts speaking part 3 kéo dài từ 4 – 5 phút và có vẻ là phần “khoai” nhất của speaking ielts vì các bạn không có thời gian chuẩn bị. Giám khảo sẽ hỏi những câu khó hơn, phức tạp hơn liên quan đến chủ đề trong part 2. Giám khảo có thể yêu cầu các bạn dự đoán, so sánh hoặc nêu ý kiến về một vấn đề nào đó. Các chủ đề thường gặp trong part 3 là technology, education, environment, shopping, sports, transportation, leisure activities,.. Chẳng hạn, nếu các bạn đã trả lời câu hỏi “ Describe a teacher you admire the most” ở part 2 thì có khả năng ở part 3 này, giám khảo sẽ rất muốn biết thêm về chủ đề education đấy. Câu hỏi có thể là “ What do you think should be changed in education in your country?” hay “ How are education priorities different from those in the past?”.
Ở vòng này, tai và mắt của các bạn sẽ phải hoạt động hết công suất đấy. Vì thế, các bạn nên chuẩn bị thật kỹ để có được tâm thế vững vàng cho part này nhé
Sau đây là một số điều các bạn NÊN và KHÔNG nên làm đối với part 3 (mình tạm gọi là “Dos” và “ Don’ts”)
nhung-dieu-can-luu-y-trong-ielts-speaking-part-3
Dos
–       Nghe keywords: Không phải lúc nào các bạn cũng có thể nghe và hiểu hết tất cả những gì giám khảo muốn hỏi. Vì thế, hãy cố gắng nghe keywords để nắm được nội dung của câu hỏi. Đối với chủ đề education, các bạn có thể nghe một số từ như “school”, “student”, “teacher”, “educational system”…
–       Hỏi lại giám khảo khi không hiểu câu hỏi: Điều này rất quan trọng với các bạn. Làm sao có thể trả lời khi không hiểu giám khảo muốn hỏi gì. Hãy lịch sự hỏi lại giám khảo khi các bạn không nắm được câu hỏi. Các bạn có thể sử dụng một số câu như:
I’m not exactly sure what you mean. Could you repeat the question please?
I’m not quite sure how to answer that question, but perhaps….
Excuse me. Could you be pleased to repeat the question?
–       Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi: Nếu giám khảo hỏi các bạn về “environment”, hãy tập trung nói về chủ đề này. Và tất nhiên, các bạn cần đưa ra các dẫn chứng hay ví dụ để minh họa cho câu trả lời của mình.
–       Phân chia câu trả lời: Khi trả lời câu hỏi của giám khảo, các bạn nên chia câu trả lời của mình thành những ý nhỏ. Các bạn có thể dùng “ There are 3 ways to …”, “ I think there are 2 main reasons…”, “I am going to focus on 3 main points. They are…”,…
–       Sử dụng các cách diễn đạt ý kiến khác nhau: Thay vì sử dụng “ I think…”, các bạn nên dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau như “ In my opinion,..”, “ It seems to me that…”, “It appears to me that,…”, “In my point of view,…”. Nghe đỡ nhàm hơn phải không? J
–       Trang bị kiến thức về từ vựng, sử dụng từ đồng nghĩa, thành ngữ, các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,…
Các bạn sẽ tạo được ấn tượng đối với giám khảo khi có lượng từ vựng khủng, sử dụng linh hoạt idioms (thành ngữ), các biện pháp tu từ. Ngoài ra, các bạn cũng nên sử dụng nhiều từ có cùng sắc thái nghĩa để tránh lặp từ, gây cảm giác nhàm chán nhé. Tất nhiên, mọi thứ đều phải luyện thì mới có thể dễ dàng dùng được. Dưới đây là một số từ đồng nghĩa và thành ngữ mà mình đã cóp nhặt. Các bạn tham khảo chút nhé.
Từ đồng nghĩa
nhung-dieu-can-luu-y-trong-ielts-speaking-part-3
Thành ngữ (Mình thấy việc học thành ngữ tuy khó nhưng mà rất thú vị, các bạn thử xem nhé)
Blood is thicker than water       Một giọt máu đào hơn ao nước lã
 Other times, other ways       Mỗi thời, mỗi cách
 The greater you climb, the greater you fall       Trèo cao, ngã đau
 New one in, old one out       Có mới nới cũ
 Easier said than done       Nói dễ, làm khó
 Beauty dies and fades away but ugly holds its own       Cái nết đánh chết cái đẹp
 Good wine needs no bush       Hữu xạ tự nhiên hương
 Hard times show whether a friend is a true friend       Khó khăn mới biết bạn hiền
 To lead other people by the nose       Điều khiển người khác
 Like a fish out of water       Thấy lạc lõng
 Money talks       Tiền là tiên là phật
Don’ts
–          Học tủ: Tuyệt đối không nên học tủ nhé. Lệch tủ là bị tủ đè đấy :cuoideu: .Nhưng hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, luyện nghe, luyện phát âm, học từ vựng, ngữ pháp, một số idiom thông dụng và kĩ năng “chém gió”, kĩ năng tốc ký nhé.
–          Sử dụng quá nhiều “umm”, “ahh”, “I think”… Không nên sử dụng quá nhiều những từ này khi nói. Chúng sẽ làm cho giám khảo thấy khó chịu và không đánh giá cao khả năng của các bạn.
–          Lo lắng khi nói sai:  Đa phần khi nói sai một từ hay một cấu trúc nào đó, các bạn sẽ cảm thấy mất bình tĩnh. Đừng quá lo lắng. Nếu sai, hãy sửa, Nhưng chú ý, chỉ khi việc này không làm mất quá nhiều thời gian. Nếu không, hãy bỏ qua chúng.
Tạm ổn nhé. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn đã có thể phần nào thở phào nhẹ nhõm rồi. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc hoặc có ý kiến đóng góp, các bạn cứ nhiệt tình comment nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét