Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS
Nhiều bạn có lẽ không còn lạ gì với những từ trong tiếng Anh như ‘warm-hearted’, ‘kind-hearted’, ‘whole-hearted’, ‘heart of gold’ hoặc ‘cold-hearted’. Trong tiếng Việt, những từ có nghĩa tương ứng bao gồm ‘tốt BỤNG’, ‘MÁU lạnh’, ‘TẤM LÒNG vàng’, hoặc ‘hết LÒNG. Nhìn chung, ngôn ngữ Anh dùng trái tim để thể hiện tính chất, lòng tốt, một số ý thái độ của con người, trong khi tiếng Việt dùng ‘lòng’ trong tấm lòng để thể hiện sự quan tâm, lòng tốt của con người. Nếu nhìn sang tiếng Hán, có lẽ chúng ta cũng nhận ra có một sự khác nhau cơ bản khi tiếng Hán cũng dùng quả tim để chỉ những tính cách tương tự của con người: chẳng hạn như ‘nhiệt tâm’, ‘tà tâm’, ‘thiện tâm’, ‘dã tâm’, v.v.
Thế thì, những sự khác nhau cơ bản trong lối ẩn dụng giữa các ngôn ngữ này nói lên điều gì?
Có lần bọn mình để ý rằng có bạn đã nói ‘Children are white paper...’ khi đang thảo luận về tầm quan trọng của giáo dục từ phía gia đình và nhà trường. Nếu là người Việt có lẽ ai cũng hiểu ý của bạn là ‘trẻ con như tờ giấy trắng’ - ấy là bởi vì trong tiềm thức người Việt, hình ảnh đó đã được dựng nên và bám rễ vào tâm trí chúng ta, khiến chúng ta có cách dùng ngôn ngữ như thế. Và việc dùng ngôn ngữ như thế được cho là tự nhiên và thú vị. Tuy nhiên, đem sang tiếng Anh, câu này hơi ngô nghê và có lẽ sẽ gây khó hiểu cho người bản ngữ, bởi họ không tri nhận trẻ con như một tờ giấy trắng (giấy màu cũng không luôn). Thế, nên việc hiểu được cách thức tri nhận của người bản xứ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc (1) nhớ những cụm từ (collocation) mới, (2) áp dụng và viết và nói – sử dụng ngôn ngữ nói chung, (3) liên kết các hình tượng với nhau để tạo thành một bản đồ ngôn ngữ (language schema) trong tiềm thức.
Vậy, làm thế nào để phát hiện ra những điều này. Nhà ngôn ngữ học tri nhận Lakoff (UC, Berkeley) đã làm hầu hết mọi việc cho chúng ta. Ông đã thiết kế ra những loại hình tri nhận ngôn ngữ rất chi tiết và cụ thể trong tiếng Anh. Theo ông, chúng ta có ba loại hình ẩn dụ cụ thể như sau:
1. Ẩn dụng cấu trúc (Structural metaphor): đây là những ẩn dụ mà trong đó, 1 khái niệm này được diễn tả bằng trường từ vựng của một khái niệm khác.
Ví dụ:
A. LOVE IS A JOURNEY.
Trong trường hợp này, khái niệm về TÌNH YÊU sẽ được miêu tả bằng trường từ vựng của CHUYẾN DU HÀNH.
- Look how far we’ve come.
- ‘Now that we’ve come this far, just hold on’ (What about now; Westlife)
- We can’t turn back now.
- We’re stuck.
- This relationship now meets a dead-end.
B. ARGUMENT IS WAR
Trong trường hợp này, những từ vựng dùng trong CHIẾN TRANH sẽ được dùng để tái hiện những khái niệm về TRANH LUẬN.
- Your claim are indefensible.
- He attacked every weak points in my arguments.
- His criticism was right on target.
- If you use that strategy, he’ll wipe you out.
Những ẩn dụ như thế này chúng ta rất thường gặp, và nhiều người phải khó khăn lắm mới thuộc được một số ngữ đi chung với nhau. Tuy nhiên, nếu hiểu được ‘language mapping’, việc dùng trường từ vựng của một khái niệm để mô tả khái niệm một khái niệm khác thì việc nhớ và sử dụng không còn nhiều khó khăn như trước.
2. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)
Ẩn dụng định hướng sử dụng hướng để thể hiện tính chất của sự vật, sự việc. Một số ví dụ Lakoff đưa ra bao gồm:
A. GOOD IS UP; BAD IS DOWN
- Things are looking up. (Things are fine)
- He hit a peak last year. (He did great last year)
- My spirit rose. (I was in good spirit)
- I’ve hit rock bottom. (Nothing is below the bottom of the rock, so it’s the worst)
- His work is of low quality. (His work is bad)
- Things are at an all-time low. (Things are the worst possible)
B. HAPPY IS UP; SAD IS DOWN
- Cheer up. (Anyone saying cheer down?)
- That boosted my spirit. (That made me happier)
- I’m feeling down. (I’m sad and terrified)
- I fell into a depression (I’m so freaking sad)
Định hướng giúp bạn hiểu rõ hơn khi viết các câu tiếng Anh thể hiện cảm xúc và trạng thái. Thường khi buồn, người ta sẽ nói ‘fell into a state of depression’. Nếu bạn là fan cuồng Doraemon, chắc bạn sẽ nhớ có một tập khi Nobita so sánh điều gì, điều đó sẽ biến thành sự thật, thế là lúc cậu thấy Xuka đi với Đêkhi, Nobita nói ‘tớ như muốn chìm xuống hố sâu tuyệt vọng’, tức thì cậu rớt xuống hố, nhỉ.
Ờ, không liên quan những cũng vui mà.
3. Ẩn dụng bản thể (Ontological metaphor)
Ẩn dụng này biến cái mình cần nói thành một thứ đồ vật, một vật có cảm xúc, năng lực (đại khái là nhân hóa), hoặc một thứ đồ chứa.
Ví dụ: INFLATION IS AN ENTITY (like a bad person)
- Inflation makes me sick. (Can it physically make you sick?)
- We need to combat inflation (Go grab a knife and kill it)
- Inflation is taking its toll on us.
Good guy Lakoff did not just simply categorize all of these types of metaphors. He actually listed out a lot (I mean it) of metaphor mapping that we can use.
Nhiều người hỏi, làm thế nào để giỏi tiếng Anh. Một số người khác trả lời ‘đọc nhiều vào’, ‘nghe nhiều vào’. Và nhiều người lại hỏi ‘Ớ, em đọc nhiều, nghe nhiều lắm mà, sao không giỏi ta.’
Mình nghĩ, nếu bạn đọc từ tốn, và chú ý phân tích cấu trúc câu, chú ý đến những vấn đề như thế này, bạn không những sẽ nhớ rất nhanh mà còn có thể phản ứng nhạy với những cụm từ, cấu trúc ngôn ngữ mà bạn gặp sau này nữa.
Bản thân mình, dựa vào những lí thuyết này của Lakoff, khi đọc cuốn sách ‘Đại gia Gatsby’ đã đưa ra được những ẩn dụ sau, mà từ đó mình chẳng bao giờ quên:
A. SOUND IS A GLASS OBJECT
- A line of grey cars... gives out a ghastly creak.
- “Chester, I think you could do something with her” she broke out (she said something in a voice that resembles the sound made by a glass object being broken)
- “Ask Myrtle” said Tom, breaking into a short shout of laughter...
- And there were..., and high over the confusion a long broken wail of pain.
B. RUMORS ARE STORM
- They’re going West to live for a while until it blows over.
- The rumor then spread out fast....
C. FACIAL EXPRESSIONS ARE TOOLS
- “Terrible place, isn’t it?’ said Tom, exchanging a frown with Dr. E.
- Mrs. Wilson... looked back at us with a brilliant smile.
- I tried to show by my expression that I had played no part in her past.
Các bạn nên đọc nhiều, và nên phân tích, tìm hiểu. Mình nghĩ nếu đã thích và muốn giỏi tiếng Anh, những chuyện đó có xá gì, đúng không?
Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; phương pháp học tiếng anh hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét